Lịch tiêm chủng cho trẻ theo chương trình tiêm chủng quốc gia

Lịch tiêm chủng cho trẻ theo chương trình tiêm chủng quốc gia

lich tiem chung 2

Lưu ý: Cha mẹ có thể chọn các loại vaccin phối hợp theo tư vấn của BS để giảm bớt số lượng mũi tiêm và giảm bớt các tác dụng không mong muốn.

lich tiem chung

Trẻ cần được tiêm phòng đầy đủ các mũi. Ảnh: Getty Images

Hiện nay, ngoài chương trình Tiêm chủng mở rộng, còn có thể chủng ngừa thêm nhiều loại bệnh khác hoặc có thể kết hợp cùng một mũi tiêm mà có thể chủng ngừa đồng thời nhiều bệnh rất tiện lợi. Ở địa bàn Thành Phố, một số quận huyện nội thành, các tỉnh có tiêm chủng thêm một số loại sau:

  1. Viêm màng não mủ do Heamophilus Influenza B (Hib) có thể chủng từ 2 tháng tuổi trở lên. Tùy theo tháng tuổi mà lịch tiêm nhắc lại khác nhau. Có thể kết hợp chủng Infanix hexa (6 loại: DTC, Polio, VGSVB, Hib), Pentaxim (5 loại: DTC, Polio, Hib), Tetract Hib (4 loại: DTC, Hib)… vv
  2. Sởi – quai bị – Rubeol (Rubella) tiêm từ 15 tháng tuổi.
  3. Thủy đậu (trái rạ) tiêm một mũi duy nhất từ 12 tháng tuổi.
  4. Viêm não Nhật Bản B được chủng khi trẻ > 12 tháng tuổi, tiêm 3 mũi (mũi 1 và mũi 2 cách nhau 1 – 2 tuần, mũi 3 cách mũi 1 sau 1 năm) nhắc lại mỗi 3 năm.
  5. Cúm: Có thể tiêm từ 6 tháng tuổi trở lên.
  6. Viêm màng não do Meningoccoci A + C (não mô Cầu A + C).
  7. Ngừa tiêu chảy do Rota vi-rút: đối với trẻ từ 2 đến 6 tháng tuổi.
  8. Ngừa viêm gan siêu vi A: Tiêm từ 1 tuổi trở lên.
  9. Ngừa thương hàn: đối với trẻ từ 5 tuổi trở lên

10. Các loại vaccin khác

Nói chung tuỳ theo kinh tế mỗi gia đình, tùy theo sự quan tâm của các bà mẹ, trẻ có thể được tiêm chủng theo yêu cầu, nó sẽ mang đến mọi lợi ích cho trẻ.

Tiêm mũi cuối vacxin phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Câu hỏi 

cháu chào bác sỹ của chương trình, cháu muốn hỏi bác sỹ sau khi tiêm mũi cuối vacxin phòng ngừa ung thư cổ tử cung bao lâu thì có thể mang thai? Và trường hợp không tiêm mũi cuối có biến chứng gì không, vì giờ cháu đã tiêm được 2 mũi. Sau khi sinh e bé tiêm mũi cuối có được không? cháu cảm ơn các bác sỹ ạ!

 

Dung ()

Trả lời 

 Chào bạn, ung thư cổ tử cung gây ra do nhiễm vi rút HPV tuýp gây ung thư. Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung bằng cách giúp hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện và tiêu hủy vi rút HPV trước khi vi rút xâm nhập vào cổ tử cung để gây bệnh.

Vắc xin HPV hiện nay có thể ngừa được 2 tuýp HPV 16 và 18, là những tuýp vi rút gây ra ung thư cổ tử cung nhiều nhất (trên 70%).

Vắc xin HPV nhìn chung an toàn và được dung nạp tốt. Các tác dụng phụ được báo cáo nhiều nhất bao gồm: đau, sưng và đỏ da tại nơi tiêm. Những triệu chứng này sẽ tự hết sau vài ngày.

Lịch tiêm chủng ngừa HPV cho mỗi người bao gồm ba mũi, mũi thứ hai nhắc lại sau hai tháng sau mũi thứ nhất, mũi thứ ba nhắc lại sau mũi thứ 2 là 6 tháng.

Đối với các loại vắc xin, sau khi tiêm mũi cuối cùng phải cách thời gian trước khi mang thai ít nhất là 03 tháng. Chúc em hạnh phúc!

 

Chuyên viên miễn dịch dị ứng 

Vacxin ngừa Viêm Gan B

Câu hỏi 

E vừa mới tiêm ngừa mũi cuối cùng vacxin ngừa Viêm Gan B, nhưng lúc này e bị đau do mọc răng, bị rát cổ họng, ho nhẹ. Nhưng bác sĩ tiêm ngừa bảo e không được dùng thuốc có Conticoide hay corticoid gì đó, e k rõ lắm vì nó làm giảm khả năng của Vacxin, vậy e đang dùng thuốc ngậm Bổ phế Nam Hà để chữa rát cổ, ho thì có làm sao k, có corticoid không? ? Vậy loại corticoid j đó có ở đâu? E xin cảm ơn

 

Trần Văn Lợi 

Trả lời 

 Chào bạn, khi đang sử dụng thuốc có chứa corticoid thì khuyến cáo không nên đi tiêm vacxin. Thuốc ngậm Bổ phế Nam Hà không chứa corticoid nên bạn có thể yên tâm sử dụng. Những thuốc có chứa corticoid như thuốc medrol, dexamethazol,… thường được kê nhằm tác dụng chống viêm mạnh. Chúc bạn sức khỏe!