Sốt xuất huyết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sốt xuất huyết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sốt xuất huyết dengue (dengue hemorrhagic fever, DHF hay Sốt dengue (dengue fever, DF, đọc là đăng-gi) , tại Việt Nam thường được gọi chung là bệnh sốt xuất huyết, có biểu hiện nặng nhất của bệnh là hội chứng sốc dengue (dengue shock syndrome, DSS) được gây ra do Dengue virus (chi Flavivirus, họ Flaviviridae).

 

Sốt xuất huyết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Sốt xuất huyết dengue (dengue hemorrhagic fever, DHF hay Sốt dengue (dengue fever, DF, đọc là đăng-gi) , tại Việt Nam thường được gọi chung là bệnh sốt xuất huyết, có biểu hiện nặng nhất của bệnh là hội chứng sốc dengue (dengue shock syndrome, DSS) được gây ra do Dengue virus (chi Flavivirus, họ Flaviviridae).
Virus này có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Bệnh nhân nhiễm với chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo nên miễn dịch suốt đời với chủng virus đó mà thôi. Chính vì vậy mà những người sống trong vùng lưu hành dịch dengue có thể mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều hơn một lần trong đời. Sốt dengue và sốt xuất huyết dengue chủ yếu là bệnh ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nhiễm virus dengue gây nên triệu chứng lâm sàng khác nhau tùy từng cá thể. Bệnh có thể chỉ biểu hiện nhưmột hội chứng nhiễm virus không đặc hiệu hoặc bệnh lý xuất huyết trầm trọng và đưa đến tử vong . Trong bài này, thuật ngữ dengue được sử dụng để chỉ chung cho ba thể bệnh nêu trên. Khi nói đến từng thể riêng biệt thì tên chính xác của thể bệnh đó sẽ được sử dụng.
Có thể nói dengue là một bệnh do virus lây truyền do muỗi thường gặp nhất ở người. Trong những năm gần đây bệnh đã trở thành mối quan ngại lớn đối với sức khỏe cộng đồng trên bình diện quốc tế. Trên toàn thế giới có khoảng 2,5 tỷ người hiện đang sống trong vùng có lưu hành bệnh. Sự lan tràn về mặt địa lý của cả véc tơ truyền bệnh (muỗi) và virus đã đưa đến sự tăng cao tỷ lệ bệnh trong vòng 25 năm qua cũng như khả năng xuất hiện dịch do nhiều chủng huyết thanh khác nhau ở các đô thị trong vùng nhiệt đới.
I. DỊCH TỄ HỌC:
Những trận dịch đầu tiên đã được ghi nhận xảy ra vào những năm từ 1778-1780 ở châu Á, châu Phi và Bắc Mỹ. Sự xuất hiện gần như đồng thời của các trận dịch trên ba lục địa khác nhau chứng tỏ rằng virus gây bệnh cũng như véc tơ truyền bệnh đã phân bố rộng rãi trên toàn thế giới từ hơn 200 năm trước. Trong thời gian này dengue chỉ được xem là bệnh nhẹ. Một vụ đại dịch dengue xuất hiện ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ II và từ đó lan rộng trên toàn cầu. Cũng ở khu vực Đông Nam Á, dengue lần đầu tiên được phát hiện ở Philippines vào năm 1950 nhưng đến năm 1970 bệnh đã trở thành nguyên nhân nhập viện và tử vong thường gặp ở trẻ em trong vùng này .
II. XU HƯỚNG MẮC BỆNH:
Tỉ lệ mắc bệnh trên toàn thế giới đã gia tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Bệnh này hiện đã trở thành dịch tại trên 100 quốc gia ở châu Phi, châu Mỹ, khu vực phía Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Trước năm 1970, chỉ có 9 quốc gia có dịch lưu hành. Con số này tăng lên gấp hơn 4 lần vào năm 1995. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính mỗi năm có khoảng 50 đến 100 triệu người mắc bệnh. Không chỉ có số trường hợp mắc bệnh gia tăng mà khả năng nhiễm nhiều loại virus khác nhau cũng ngày càng đáng báo động. Sau đây là một vài con số thống kê khác :
http://suckhoe365.net/wp-content/themes/VN-News02/images/bullet.gif); background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-color: initial; line-height: 21px; background-position: 18px 8px; background-repeat: no-repeat no-repeat; “>Trong vụ dịch, tỉ lệ mắc bệnh ở những đối tượng nhạy cảm thường là 40-50% nhưng cũng có thể cao đến 80-90%.
http://suckhoe365.net/wp-content/themes/VN-News02/images/bullet.gif); background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-color: initial; line-height: 21px; background-position: 18px 8px; background-repeat: no-repeat no-repeat; “>Mỗi năm có khoảng 500.000 trường hợp sốt xuất huyết dengue cần nhập viện, phần lớn trong số đó là trẻ em. Tỉ lệ tử vong trung bình vào khoảng 2,5%.
http://suckhoe365.net/wp-content/themes/VN-News02/images/bullet.gif); background-attachment: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-color: initial; line-height: 21px; background-position: 18px 8px; background-repeat: no-repeat no-repeat; “>Nếu không được điều trị, tỉ lệ tử vong của sốt xuất huyết dengue có thể vượt quá 20%. Với phương thức điều trị tích cực hiện đại, tỉ lệ tử vong có thể thấp hơn 1%.
III. NGUYÊN NHÂN MẮC BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT:
Người nhiễm virus dengue do muỗi cái thuộc chi Aedes đốt. Muỗi Aedes aegypti là véc tơ truyền bệnh chủ yếu ở hầu hết các khu vực bệnh lưu hành. Muỗi Aedes aegypti hoạt động vào ban ngày và chỉ có muỗi cái mới đốt người và truyền bệnh. Khi muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virus dengue, virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 đến 11 ngày. Trong khoảng thời gian sống còn lại sau đó, muỗi có nguy cơ truyền bệnh cho người. Khi virus vào cơ thể người, chúng tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này nếu muỗi Aedes hút máu thì virus được truyền cho muỗi.
Người là ổchứa virus chính. Ngoài ra người ta mới phát hiện ởMalaysia có loài khỉsống ởcác khu rừng nhiệt đới cũng mang virus dengue. Aedes aegypti có nguồn gốc từchâu Phi. Loài muỗi này dần dần lan tràn ra hầu hết các khu vực có khí hậu nhiệt đới đầu tiên là nhờtàu thuyền và sau đó có thểcảmáy bay nữa . Ngày nay có hai loài phụcủa Aedes aegypti là Aedes aegypti queenslandensis, một dạng hoang dã ởchâu Phi không phải là véc tơtruyền bệnh chính, và Aedes aegypti formosuslà muỗi sống ởkhu vực đô thịvùng nhiệt đới và là véc tơtruyền bệnh chính. Trong quá khứ, muỗi Aedes aegypti phải nhờvào các vũng nước mưa đểđẻtrứng. Tuy nhiên ngày nay quá trình đô thịhóa diễn ra với tốc độồạt đang cung cấp cho muỗi những hồnước nhân tạo đểmuỗi đẻtrứng dễdàng hơn nhiều.
Aedes albopictus trước đây là véc tơ truyền bệnh chính của dengue và hiện nay vẫn còn là véc tơ quan trọng ở châu Á. Loài muỗi này gần đây đã lan tràn đến khu vực Trung Mỹ, Hoa Kỳ và tại đây muỗi này là véc tơ truyền bệnh quan trọng thứ hai. Trong khi muỗi Aedes aegypti formosus chủ yếu sống ở khu vực đô thị thì muỗi Aedes albopictus lại cư trú chủ yếu ở vùng nông thôn. Muỗi Aedes aegypti không truyền virus qua trứng, trong khi muỗi Aedes albopictus thì có khả năng này.
IV. SINH LÝ CỦA BỆNH:
Nhiễm virus dengue thường không có biểu hiện rõ ràng. Sốt dengue cổ điển (thể nhẹ) chủ yếu xuất hiện ở người lần đầu mắc bệnh, chưa có miễn dịch. Sốt xuất huyết dengue/Hội chứng sốc dengue (thể nặng) thường xảy ra trong lần nhiễm trùng sau, khi bệnh nhân đã có sẵn miễn dịch chủ động (do đã bị bệnh) hoặc thụ động (do mẹ truyền sang) đối với một loại huyết thanh khác. Bệnh thường biểu hiện nặng đột ngột sau 2 đến 5 ngày (giai đoạn hạ sốt). Các phức hợp kháng nguyên-kháng thể lưu hành trong máu, sự hoạt hóa hệ thống bổ thể và giải phóng các chất hoạt mạch có thể gây nên tăng tính thấm mao mạch đối với huyết tương, xuất huyết và có thể là đông máu nội mạch lan tỏa. Trong quá trình đào thải miễn dịch của các tế bào nhiễm virus, các protease và lymphokine được phóng thích gây hoạt hóa hệ thống bổ thể cũng như các yếu tố tăng tính thấm thành mạch.
Miễn dịch tăng cường bệnh: Một số nhà nghiên cứu đưa ra giả thiết rằng “thể nặng của bệnh là sốt xuất huyết dengue/hội chứng sốc dengue xảy ra khi một người đã nhiễm bệnh trong quá khứ bởi một loại huyết thanh virus nay lại nhiễm một loại huyết thanh virus khác”. Giả thiết này được củng cố bởi các ghi nhận lâm sàng rằng sốt xuất huyết dengue gặp chủ yếu ở những người đã ít nhất một lần mắc bệnh trước đó và sốt xuất huyết dengue xảy ra thường xuyên hơn ở các cư dân trong vùng dịch lưu hành hơn là các du khách mắc bệnh tại nơi này trong cùng thời điểm. Nếu giả thiết này là đúng hoàn toàn thì việc lưu chuyển các loại huyết thanh virus khác nhau từ vùng này đến vùng khác trên thế giới sẽ ngày càng gây nên tình trạng bệnh nặng nề hơn trong tương lai
Như vậy yếu tố nguy cơ gây bệnh nặng trong sốt xuất huyết dengue là người sẵn có kháng thể kháng lại một loại huyết thanh đã gây bệnh trước đó, chủng virus gây bệnh, trẻ nhỏ hơn 12 tuổi, phụ nữ và người Caucasian (da trắng).
V. TRIỆU CHỨNG VÀ CHUẨN ĐOÁN:
Triệu chứng
1. Thời kỳ ủ bệnh:
3 – 6 ngày, một số trường hợp có thể kéo dài đến 15 ngày.
2. Sốt dengue
Triệu chứng thường xuất hiện đột ngột với sốt cao, người mệt mỏi rũ rượi, nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ (đau thắt lưng và đôi khi đau chân), thường kèm theo đau họng, buồn nôn, nôn mửa, đau vùng thượng vị và tiêu chảy.
Ở trẻ em, đau họng và đau bụng thường là những triệu chứng nổi trội. Hạ sốt xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 8 thường kèm biểu hiện xuất huyết nhẹ (chấm xuất huyết dưới da, nốt xuất huyết và chảy máu mũi). Sau khi hạ sốt thường xuất hiện ban dạng dát sẩn đa hình thái, đôi khi gây ngứa, đầu tiên ở thân mình và lan rộng theo hướng ly tâm đến các chi, mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Một số trường hợp có thể bệnh có thể tiến triển đến xuất huyết tiêu hóa và sốc. Như vậy biểu hiện xuất huyết không chỉ sốt xuất huyết dengue mới có (6).
3. Sốt xuất huyết dengue
Giai đoạn sớm của bệnh không thể phân biệt được với sốt dengue. Tuy nhiên thường sau từ 2 đến 5 ngày, tức là vào giai đoạn hạ sốt, một số trường hợp nhiễm trùng đầu tiên và đa số các nhiễm trùng thứ phát sau khi đã nhiễm một loại huyết thanh khác có biểu hiện hạ tiểu cầu (< 100.000/mm³) và cô đặc máu. Thường thì giảm tiểu cầu xảy ra trước cô đặc máu. Biểu hiện xuất huyết có thể xảy ra hoặc không. Các biểu hiện xuất huyết thường gặp trong sốt xuất huyết dengue gồm xuất huyết dưới da tự phát hoặc sau tiêm chích, chảy máu chân răng, chảy máu mũi và xuất huyết tiêu hóa. Lá lách thường không lớn. Nếu gan lớn và đau thì đây là những dấu hiệu bệnh nặng. Các biểu hiện khác có thể gồm tràn dịch màng phổi, giảm protein máu, bệnh lý não với dịch não tủy bình thường (6).
Tính thấm mao mạch gia tăng, với hậu quả thoát huyết tương ra ngoài khoang dịch kẽ với lượng lớn, là nguyên nhân của tình trạng cô đặc máu. Khi bệnh nhân có đồng thời hai dấu hiệu giảm tiểu cầu và cô đặc máu thì được chẩn đoán là sốt xuất huyết dengue và được phân loại theo WHO (6):
Độ I: giảm tiểu cầu kèm cô đặc máu nhưng không có chảy máu tự phát.
Độ II: giảm tiểu cầu và cô đặc máu kèm theo chảy máu tự phát.
Độ III: giảm tiểu cầu và cô đặc máu, huyết động không ổn định: mạch lăn tăn, huyết áp kẹp (hiệu số huyết áp tâm thu – huyết áp tâm trương < 20 mm Hg), tay chân lạnh, tinh thần lú lẫn.
Độ IV: giảm tiểu cầu và cô đặc máu, sốc biểu hiện rõ: bệnh nhân không có mạch ngoại biên, huyết áp = 0 mm Hg.
Nếu được điều trị thoát sốc thì bệnh nhân lành bệnh nhanh chóng và rất hiếm có di chứng (6).
Chẩn đoán
Chẩn đoán nguyên nhân là cực kỳ quan trọng và cần thiết nếu xét trên phương diện sức khỏe cộng đồng nhưng lại có vẻ là không cần thiết cho việc thiết lập một chế độ điều trị hỗ trợ sớm cho bệnh nhân. Chẩn đoán dengue thường dựa vào các yếu tố dịch tễ, biểu hiện lâm sàng như trình bày ở trên cũng như dựa vào các xét nghiệm đơn giản: số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu và hematocrit.
Số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi: dengue xuất huyết thường có giảm bạch cầu. Trường hợp tăng bạch cầu và tăng bạch cầu trung tính thường là cơ sở để loại trừ dengue xuất huyết.
Giảm tiểu cầu (< 100.000/mm³): cần làm số lượng tiểu cầu ở bất kỳ bệnh nhân nào nghi ngờ sốt xuất huyết dengue. Tiểu cầu càng giảm, nguy cơ xuất huyết càng cao.
Hematocrit: khi giá trị hematocrit tăng trên 20% so với trị số bình thường trước đó thì bệnh nhân được coi là có cô đặc máu. Đây là một tiêu chuẩn chẩn đoán sốt xuất huyết dengue. Nếu không biết được giá trị hematocrit bình thường của bệnh nhân thì có thể xem giá trị > 45% là mốc chẩn đoán (6).
Một số xét nghiệm khác nhằm đánh giá mức độ bệnh: điện giải đồ, khí máu, chức năng đông máu, men gan, X quang phổi nhằm phát hiện biến chứng tràn dịch màng phổi (4).
Chẩn đoán nguyên nhân: có thể thể hiện mầm bệnh trong máu và huyết thanh bằng phương pháp phân lập virus, xác định kháng nguyên virus bằng các phương pháp miễn dịch hoặc phát hiện bộ gene của virus bằng kỹ thuật khuyếch đại chuỗi DNA (PCR).
Chẩn đoán huyết thanh học thông qua phương pháp xác định IgM bằng kỹ thuật hấp phụ miễn dịch gắn kết enzyme (MAC-ELISA) ở hai mẫu máu bệnh nhân lấy cách nhau 14 ngày. Mẫu máu thứ nhất lấy trước ngày thứ 7 của bệnh cũng có thể có ích trong việc phân lập virus bằng cách cấy vào tế bào của muỗi Aedes albopictus. Sau đó, việc định danh vi khuẩn có thể thực hiện nhờ xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang sử dụng kháng thể đơn dòng.
Ở bệnh nhân tử vong, chẩn đoán có thể thực hiện bằng phương pháp phân lập virus hoặc xác định kháng nguyên virus (phản ứng miễn dịch huỳnh quang trực tiếp) từ hai mẫu bệnh phẩm (gan, lách, hạch bạch huyết, tuyến ức).
VI. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG SỐT XUẤT HUYẾT:
Nguyên tắc chung
Vấn đề mất nước trong sốt xuất huyết dengue: không phải sốt xuất huyết dengue gây mất nước. Đây là sự nhầm lẫn khá lâu dài. Bệnh dù nặng dù nhẹ vẫn không có mất nước trên lâm sàng. Cân nặng không giảm, da không khô, một số tế bào nội tạng thừa nước thấy được trên siêu âm. Thường và đa số bệnh nhân sốt xuất huyết dengue là đủ và thừa nước, đã đủ nước ngay lúc mới bắt đầu truyền dịch cấp cứu. Vì sao phải truyền dịch cấp cứu sốc dengue: vì bệnh nhân bị giảm thể tích tuần hoàn máu. Tại sao bị giảm thể tích tuần hoàn máu, giảm khoảng 20 đến 30% thế tích: vì albumin trong máu thoát quản ra khỏi lòng mạch. Nước bình thường ra vào giữa lòng mạch với các mô và tế bào, nay không trở vào lòng mạch cho đủ nhu cầu, bởi một số lớn albumin hiện diện ngoài lòng mạch. Có thể nói bệnh siêu vi dengue gây thoát quản huyết tương, không phải là bệnh mất nước. Đây là điểm mấu chốt, quan trọng để sớm thay đổi tư duy điều trị.
Phân cấp điều trị bệnh nhân
Sau đây là những gợi ý về phân cấp bệnh nhân theo tuyến điều trị trong trường hợp có dịch với lượng bênh nhân tăng cao trong cùng thời điểm. Xin lưu ý đây chỉ là những gợi ý và tuyệt đối không phải là phác đồ điều trị nên không thể áp dụng cho mọi trường hợp (6).
Tiêu chuẩn điều trị tại nhà:
Tất cả những bệnh nhân Sốt dengue không có nhu cầu phải truyền dịch tĩnh mạch.
Bệnh nhân Độ I có khả năng bù dịch bằng đường uống.
Bệnh nhân Độ II có khả năng bù dịch bằng đường uống và không có chảy máu quan trọng.
Tiêu chuẩn nhập viện trong thời gian ngắn (12 – 24 giờ):
Tất cả những trường hợp bệnh cần bù dịch qua đường tĩnh mạch.
Bệnh nhân Độ I và Độ II và không thể điều trị bù dịch bằng đường uống.
Bệnh nhân Độ I hoặc Độ II nhưng có đau tức gan và gan lớn.
Tất cả bệnh nhân độ III.
Tiêu chuẩn nhập viện trong thời gian dài (> 24 giờ):
Tất cả bệnh nhân thuộc nhóm nhập viện trong thời gian ngắn không đáp ứng điều trị bù dịch.
Bệnh nhân Độ I hoặc Độ II kèm theo nhưng yếu tố cơ địa dễ chuyển thành bệnh nặng (hen phế quản, dị ứng, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…).
Bệnh nhân Độ II hoặc Độ III và có chảy máu quan trọng.
Tất cả bệnh nhân Độ IV.
Dự phòng
Vắc xin
Lý tưởng nhất là có một vắc xin có thể chống lại cả bốn loại huyết thanh virus gây bệnh. Đáng tiếc là một loại huyết thanh như vậy hiện nay vẫn chưa có sẵn. Tuy nhiên đã có một nghiên cứu tại Đại học Mahidol (Thái Lan) với sự cộng tác của WHO, một vắc xin chống cả bốn loại huyết thanh virus gây bệnh đang được phát triển và hoàn thiện. Vắc xin này tỏ ra an toàn và hiện đang được đưa vào dùng thử nghiệm trên lâm sàng (5). Hiện nay vắc xin chống sốt xuất huyết cả 4 chủng huyết thanh của Dengue virus đang ở pha 2 thử nghiệm lâm sàng.
Kiểm soát véc tơ truyền bệnh
Hiện tại, kiểm soát véc tơ truyền bệnh được xem là phương pháp phòng bệnh duy nhất có hiệu quả (3). Kiểm soát các véc tơ Aedes có thể làm giảm đáng kể tỉ lệ mắc bệnh dengue. Trong những năm 1950 đến 1960 Tổ chức Y tế Toàn châu Mỹ (Pan American Health Organization) đã thành công trong việc diệt sạch Aedes aegypti ở nhiều vùng thuộc Trung và Nam Mỹ, và trong thời gian này các vụ dịch dengue rất hiếm ở châu Mỹ. Tuy nhiên sau khi chương trình ngừng lại thì Aedes aegypti và sau đó là dengue tái xuất hiện.
Phương pháp chính để kiểm soát số luợng muỗi Aedes là giảm thiểu các khu vực có nước đọng, là nơi đẻ trứng của muỗi. Đậy kín các dụng cụ chứa nước, giảm tối đa các vật dụng có thể chứa nước mưa (lốp xe cũ, chén bát cũ…), hay nước sạch như bình bông, bàn cầu trong các phòng trống không có người ở, hầm nước ở các chung cư . Có thể dùng các loại sinh vật trong nước tiêu diệt trứng của muỗi. Khi có dịch thì đôi khi phải cần đến phun thuốc diệt muỗi trên diện rộng.
Cũng giống như tất cả các bệnh lây truyền do arbovirus khác, các phương pháp bảo hộ cá nhân như mang tất, vớ dài, dùng thuốc xua muỗi, tránh nhưng nơi có mật độ véc tơ truyền bệnh cao có tác dụng tốt nhất. Một điểm đặc biệt là muỗi Aedes aegypti hoạt động vào ban ngày nên có biện pháp phòng tránh khác so với các loại muỗi chỉ hoạt động ban đêm như Anophele và Culex.

Cẩm Nang Kỹ Năng Học Tập Dành Cho Sinh Viên Y Khoa

Cẩm Nang Kỹ Năng Học Tập Dành Cho Sinh Viên Y Khoa

 

MỤC LỤC

  1. MỞ ĐẦU..
  2.  LÀM QUEN VỚI MÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC/CAO ĐẲNG VÀ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP:
  3.  SỬ DỤNG THỜI GIAN HIỆU QUẢ..
  4.  ĐỂ BUỔI HỌC LÝ THUYẾT TRỞ NÊN THÚ VỊ HƠN..
  5.  HỌC TẬP THEO NHÓM…
  6.  TỪ VỰNG TRONG GIAO TIẾP..
  7.  KỸ NĂNG ĐƯA Ý KIẾN PHẢN HỒI
  8.  KINH NGHIỆM HỌC TẠI PHÒNG THỰC HÀNH TIỀN LÂM SÀNG..
  9.  KINH + NGHIỆM + ĐI + HỌC + LÂM SÀNG + Ở BỆNH VIỆN..
  10.  KỸ NĂNG TỰ HỌC..
  11.  LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHỚ VÀ HIỂU BÀI HƠN?.
  12.  TÌM KIẾM VÀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU THAM KHẢO..
  13.  KỸ NĂNG GHI CHÉP VÀ ĐỌC TÀI LIỆU..
  14. THAM VẤN GIẢNG VIÊN VÀ CÁC CỐ VẤN HỌC TẬP..
  15.  KIỂM SOÁT LO ÂU..
  16.  LÀM THẾ NÀO ĐỂ VƯỢT QUA CÁC KỲ THI VÀ KIỂM TRA MỘT CÁCH DỄ DÀNG?
  17. TRỢ GIÚP SINH VIÊN:

 

1.MỞ ĐẦU

Chúc mừng các bạn đã trở thành tân sinh viên của trường Y – nơi các bạn học tập và rèn luyện để trở thành những cán bộ y tế góp sức nhỏ bé của mình trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

Khi bắt đầu học trong các trường y khoa, các bạn có thể gặp những khó khăn nhất định do môi trường và điều kiện học tập thay đổi. Cuốn sách nhỏ này được thiết kết để giúp các bạn sinh viên nắm được một số kỹ năng học tập cơ bản để các bạn nhanh chóng bắt nhịp với môi trường học tập mới đạt hiệu quả cao nhất. Cho dù bạn là sinh viên đại học y, cao đẳng y hay học sinh điều dưỡng, y sỹ, hộ sinh, dù bạn là sinh viên dự bị, sinh viên mới hay là những sinh viên đã có kinh nghiệm thì cuốn sách nhỏ này cũng sẽ rất hữu ích cho bạn, đặc biệt với những bạn học sinh sinh viên là con em các dân tộc thiểu số Việt Nam. Các thầy cô giáo chủ nhiệm, các cố vấn học tập hay những cán bộ của Phòng công tác học sinh sinh viên có thể sử dụng thông tin trong cuốn sách này để hướng dẫn các bạn học tập hiệu quả hơn.  

Hy vọng rằng những thông tin trong cuốn sách này sẽ giúp các bạn hiện thực hóa thành những kỹ năng học tập của chính mình trong quá trình học tập trong trường y.

Chúc các bạn đạt kết quả cao trong học tập và thành công trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho đồng bào các dân tộc Việt Nam!

—–

 

 

2. LÀM QUEN VỚI MÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC/CAO ĐẲNG VÀ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP:

Khi đã là sinh viên, bạn nên hiểu rằng môi trường học tập cũng như sinh hoạt ở đại học/cao đẳng không còn giống như ở phổ thông nữa. Chúng tôi xin chia sẻ với bạn đôi điều về những khác biệt này để giúp bạn sớm thích nghi và học tập hiệu quả.

Không còn ai thường xuyên kiểm tra sự có mặt của bạn nữa. Mặc dù cũng có một số giáo viên điểm danh hàng ngày nhưng hầu hết họ để bạn tự giác đi học. Việc trốn tiết có thể biến thành thói quen và rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến hiện tượng chán học. Ngược lại, nếu bạn đi học đầy đủ, bạn sẽ học tập tốt hơn rất nhiều và giáo viên cũng dễ dàng nhớ tên cũng như có thiện cảm với bạn.

Lớp học đông hơn, ít sự quan tâm cá nhân hơn. Ở đại học, mỗi lớp học có tới hàng trăm người và hầu như không ai biết hết mọi người trong lớp. Sẽ chẳng có ai biết bạn đang gặp khó khăn nếu bạn không nhờ giúp đỡ. Vì vậy, hãy tận dụng tối đa những giờ lên lớp và phòng thí nghiệm. Hãy mỉm cười với người ngồi bên cạnh vì biết đâu đó sẽ là người học đôi hoặc nhóm lý tưởng của bạn.

Không còn hiện tượng “thầy đọc, trò chép”. Giáo viên sẽ không đọc từng từ từng chữ cho bạn chép như hồi học phổ thông nữa. Vì thế, hãy luyện cho mình kỹ năng ghi chép bài thật tốt.

h1. học thuyế cái thùng rổng – học theo kiểu thụ động

Thời gian trên lớp ít hơn, bài tập về nhà nhiều hơn: Ở phổ thông giáo viên sẽ giúp bạn ôn tập, làm thí nghiệm và làm bài tập trên lớp. Tuy nhiên giờ đây bạn sẽ phải tự làm những việc đó. Hãy vạch ra kế hoạch cụ thể để hoàn thành công việc một cách đều đặn.

Chương trình học nặng hơn. Bài học thì nhiều và khó trong khi bạn phải hoàn thành chúng trong khoảng thời gian ngắn hơn ở phổ thông. Do đó, hãy hình thành thói quen học tập ngay từ bây giờ, hãy chọn phương pháp học phù hợp với bạn và phát huy những điểm mạnh của mình.

Thảo luận và tương tác đa chiều nhiều hơn: tại bậc phổ thông, rất ít khi các bạn được thảo luận nhóm, sự tương tác chủ yếu là hỏi đáp với giáo viên. Tuy nhiên ở bậc đại học/cao đẳng, các hoạt động thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi, làm việc nhóm là những tương tác thường xuyên được khuyến khích.

Yêu cầu trí tuệ cao hơn. Không giống như phổ thông, đại học yêu cầu bạn sử dụng các kỹ năng ở trình độ cao hơn, đặc biệt là tư duy phân tích logic. Việc phân tích được câu hỏi “Tại sao” và khả năng tìm ra ý nghĩa sâu xa của bài học được ưu tiên hơn so với việc ghi nhớ thông thường hoặc học vẹt.

Nhiều sự lựa chọn hơn. Khi học đại học, ngoài những môn học bắt buộc bạn có quyền lựa chọn một số môn học mà thậm chí bạn chưa nghe đến bao giờ. Hãy khám phá những điều chưa biết qua các môn học mới và tận dụng những bài học thực hành, chúng sẽ rất có ích cho cuộc sống sau này của bạn.

Nhiều cơ hội hơn. Môi trường đại học tạo cho bạn nhiều khoảng thời gian và trải nghiệm để bạn hiểu mình hơn. Hãy tham gia nhiệt tình vào các hoạt động ngoại khóa và khám phá những tiềm năng còn ẩn giấu trong con người bạn.

Tự do hơn và nhiều trách nhiệm hơn. Giờ đây bạn phải tự lo chỗ ăn, ở, các khoản chi tiêu cũng như đời sống xã hội. Hãy học cách ưu tiên các vấn đề quan trọng và khả năng sử dụng thời gian hợp lý vẫn là chìa khóa đưa bạn đến thành công.

2. học qua trải nghiệm 

Học nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống và trải nghiệm: bạn nên có thái độ học tập tích cực. Cho dù ở phổ thông bạn có cho mình là người biết tất cả mọi thứ thì đại học sẽ là nơi giúp bạn nhận ra rằng “cái đã biết chỉ là hạt muối còn điều chưa biết là đại dương bao la”.

Định hướng học tập rõ ràng hơn: Ở phổ thông việc học kiến thức là chính để phục vụ cho việc thi cử nhưng ở bậc đại học/cao đẳng, sinh viên học kiến thức và kỹ năng phục vụ cho thi cử và sử dụng trong cuộc sống sau này ( vì có định hướng nghề nghiệp).

3. SỬ DỤNG THỜI GIAN HIỆU QUẢ

“Một trong những bài học tốt nhất trong đời mà bất cứ ai cũng có thể học là làm thế nào để sử dụng thời gian hiệu quả” – William A. Irwin.

Là một sinh viên mới vào trường đại học, cao đẳng và trung cấp, bạn luôn bỡ ngỡ và lo lắng vì môi trường học tập mới lạ và khác xa với những gì bạn quen ở môi trường học phổ thông. Nhiều tài liệu phải đọc, nhiều môn học, nhiều bài tập phải hoàn thành và nhất là áp lực thi cử luôn làm bạn lo lắng và căng thẳng. Với các bạn sinh viên dân tộc thiểu số, điều này còn khó khăn hơn. Việc sử dụng thời gian hiệu quả giúp bạn có thể làm được nhiều việc hơn trong một ngày và do đó bạn sẽ học tốt hơn và làm cho cuộc sống sinh viên vui vẻ và nhiều ý nghĩa hơn.

Sau đây là một số cách giúp bạn sử dụng thời gian hiệu quả:

–          Đặt mục tiêu học tập ngắn hạn và dài hạn;

–          Lập kế hoạch cho mỗi ngày: Hãy liệt kê danh sách các việc cần làm trong ngày. Các việc quan trọng nhất lên đầu tiên. Lập thời gian biểu để hoàn thành mỗi công việc;

–          Chọn ưu tiên cho từng công việc dựa trên 2 tiêu chí: Tầm quan trọng và tính cấp bách theo bảng 2×2 như sau:

  • Những việc quan trọng và cấp bách:                        Làm ngay
  • Những việc quan trọng nhưng ít cấp bách:             Làm sau
  • Những việc ít quan trọng nhưng cấp bách:             Dành ít thời gian làm ngay (có thể nhờ người khác)
  • Những việc ít quan trọng và không cấp bách:Bỏ qua
    Quan trọng
    Không
Cấp bách Làm ngay Nhờ người khác giúp
Không Làm sau

 

Không làm, bỏ qua

 

–          Dành đủ thời gian để hoàn thành việc quan trọng nhất với chất lượng tốt nhất

–          Nói “Không” với những việc làm vô ích;

–          Chia những việc lớn, cần nhiều thời gian thành những phần việc nhỏ hơn, mất ít thời gian hơn;

–          Rà soát lại việc sử dụng thời gian sau 3 ngày thử nghiệm, điều chỉnh lại nếu thấy cần;

–          Hạn chế những phân tán không cần thiết khi làm việc và học bài;

–          Giải lao khi cần thiết;

–          Luôn cân bằng cuộc sống học tập, lao động và dành thời gian hợp lý để giải trí và việc riêng;

–          Xây dựng thời khóa biểu cho cả học kỳ, từng tháng hay từng tuần. Thời khóa biểu theo tuần cần chú ý:

  • Ước tính thời gian tự học cho mỗi tiết trên lớp
  • Mỗi môn học cần được tự học 2 – 3 lần
  • Sắp xếp lịch tự học trước và sau khi lên lớp
  • Dành nhiều thời gian cho môn học quan trọng;
  • Thời gian tự học ít nhất 1 giờ/lần
  • Nên học 2 – 3 môn trong ngày

4. ĐỂ BUỔI HỌC LÝ THUYẾT TRỞ NÊN THÚ VỊ HƠN

Là sinh viên ngành y, bạn phải tham gia đầy đủ các buổi học lý thuyết, học thực hành tại phòng tiền lâm sàng, thực hành lâm sàng tại các bệnh viện và tại cộng đồng. Mỗi hình thức học đều giữ những vai trò quan trọng giúp bạn tích lũy các kiến thức chuyên môn, rèn luyện kỹ năng tay nghề, trau dồi y đức và hình thành nên thái độ chuẩn mực của một người cán bộ y tế.

Vậy, làm thế nào để khiến cho các buổi học lý thuyết trở nên thú vị hơn?

Bên cạnh vai trò của giảng viên, bản thân bạn giữ vai trò quan trọng để tạo nên những buổi học lý thuyết thú vị và mang lại hiệu quả thiết thực cho mình và cho cả lớp. Những gợi ý sau đây có thể sẽ giúp bạn có thêm hứng thú và tiếp thu nhiều kiến thức nhất thông qua những buổi học lý thuyết:

  1. TRƯỚC BUỔI HỌC: Hãy tự mình chuẩn bị tốt nhất việc sau:
  • Nắm chắc lịch học để biết hôm nay mình được nghe giảng về nội dung gì?
  • Hoàn thành các bài tập hoặc các nhiệm vụ được giao liên quan đến bài học;
  • Đọc trước tài liệu để tự tạo cho mình một “Khung kiến thức” trước khi nghe giảng, đồng thời tăng khả năng nhớ các kiến thức liên quan đến chủ đề giảng viên truyền đạt trên lớp;
  • Ghi lại những điểm mình chưa rõ trong khi tự đọc tài liệu;
  • Tìm kiếm thêm các tài liệu tham khảo liên quan đến chủ đề giảng viên sẽ truyền đạt;
  • Tích lũy những kiến thức, kinh nghiệm thực tế của bản thân (nếu có) về chủ đề sẽ được học;
  • Mang theo các phương tiện, dụng cụ cần thiết cho buổi học;
  • Tham dự đầy đủ tất cả các buổi giảng viên lên lớp.

2.TRONG BUỔI HỌC: Để tạo ra một môi trường học tập tốt hơn, bạn nên chủ động:

  • Tìm một vị trí tốt nhất trong lớp để ngồi nghe giảng:

Ngồi ở vị trí gần giảng viên nhất có thể để giúp bạn dễ tập trung vào bài giảng, đồng thời tạo ấn tượng tốt với giảng viên về một sinh viên “chăm học”;

Không nên ngồi cạnh những người bạn thân vì rất có thể các bạn sẽ nghĩ ra hàng tá câu chuyện thú vị để “thủ thỉ” trong khi giảng viên giảng bài.

  • Chú tâm nghe giảng:

Vì sao?

  • Chú tâm nghe giảng sẽ giúp bạn nắm được trọng tâm và những nội dung chính của bài học: Nhờ chú tâm nghe giảng, bạn có thể tiếp thu được tới 50% nội dung bài ngay tại lớp và dễ dàng hoàn thành các bài tập được giao, đồng thời giúp bạn rút ngắn thời gian ôn tập sau này;
  • Chú tâm nghe giảng giúp bạn thêm tự tin và hứng thú trong khi đi học.

Cần nghe giảng như thế nào?

  • Nghe để hiểu và ghi chép lại theo ý hiểu của bản thân;
  • Tập trung nghe những nội dung chính, những phần quan trọng được giảng viên nhấn mạnh (gồm những phần giảng viên nhắc sinh viên cần lưu ý, những thông tin được giảng viên nhắc đi nhắc lại hoặc giải thích kỹ hơn, những phần được giảng viên nhấn mạnh hoặc những nội dung được viết lên bảng hay giấy khổ lớn,…);
  • Tập trung nghe những nội dung bạn thấy khó hiểu khi đọc tài liệu;
  • Không nên xem nhẹ việc nghe giảng vào đầu và cuối buổi học vì giảng viên thường dẫn dắt và đưa ra những mục tiêu học tập vào đầu buổi học, sau đó chốt lại những nội dung chính vào cuối buổi học;
  • Tránh phân tâm khi nghe giảng, tạm gác lại những chỗ khó hiểu để tìm hiểu sau.

 

  • Luôn quan sát giảng viên trong quá trình nghe giảng:

Bên cạnh việc chăm chú lắng nghe, việc chú ý quan sát các ngôn ngữ không lời của giảng viên cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Kết hợp với lời nói, nhiều giảng viên sẽ dùng những ngôn ngữ cơ thể (không lời) để minh họa sinh động các ý tưởng của bài giảng, để động viên khích lệ sinh viên trong buổi học, để nhấn mạnh những nội dung chính sinh viên cần lưu ý và cũng có khi để thể hiện những thái độ không đồng tình với những ý tưởng, hành vi cụ thể nào đó xảy ra trong giờ học.

  • Ghi chép cẩn thận trong quá trình nghe giảng:

Ghi chép thật đầy đủ để:

  • Hiểu rõ hơn những hướng dẫn, gợi ý hay những tài liệu mà giảng viên đề cập trên lớp;
  • Chuyển tải những gì đã học trên lớp thành kết quả cao trong các kỳ thi/kiểm tra.

Ghi chép như thế nào?

  • Ghi theo dàn ý gồm những ý chính, những khái niệm/định nghĩa, những thông tin được ghi lên bảng, được nhắc đi nhắc lại hoặc được nhấn mạnh;
  • Ghi theo ý hiểu của mình, đừng cố ghi chép đầy đủ từng từ của giảng viên;
  • Bắt đầu ghi những điểm chính/từ khóa ở đầu dòng;
  • Nếu không kịp ghi đầy đủ các thông tin, giữa các điểm chính có thể để trống để bổ sung thông tin sau;
  • Ghi chép gọn gàng để dễ sử dụng và tránh mất thời gian ghi chép lại.

 

  • Mạnh dạn phát biểu ý kiến và đặt câu hỏi khi chưa hiểu rõ nội dung bài học:

Vì sao cần phát biểu ý kiến và đặt câu hỏi?

Phát biểu hoặc đặt câu hỏi sẽ khiến cho bạn tập trung hơn vào nội dung bài giảng.

Làm thế nào để có thể dễ dàng phát biểu trước cả lớp?

  • Nên tập thói quen hình thành các câu hỏi trong quá trình nghe giảng;
  • Nên đặt câu hỏi liên quan đến những nội dung chính của buổi học;
  • Hãy ghi những ý kiến hoặc câu hỏi ra giấy trước khi phát biểu.

 

  • Tích cực tham gia vào các phần thảo luận trên lớp

 

  • Trao đổi với giảng viên để tìm và sử dụng thêm các tài liệu tham khảo phù hợp

 

 

  1. 3.    SAU BUỔI HỌC:

Dành thời gian xem xét và hoàn chỉnh phần ghi chép của mình càng sớm càng tốt (trong vòng 1 ngày sau khi kết thúc buổi học).

Thường xuyên xem lại các ghi chép của mình

Sắp xếp thời gian tự học và chủ động hoàn thành các bài tập được giao.

Học phải đi đôi với hành, bạn cần chủ động áp dụng những điều đã học được để thực hành và từng bước hoàn thiện các kỹ năng chuyên môn thông qua việc tự đánh giá mức độ thành thạo kỹ năng của bản thân qua mỗi lần thực hành.

Thành lập ra các nhóm bạn cùng học, cùng chia sẻ các kiến thức, thông tin, kinh nghiệm trong học tập.

 

 

5. HỌC TẬP THEO NHÓM

Một trong những cách học tập hiệu quả nhất là học tập theo nhóm. Với những sinh viên mới, đặc biệt là các bạn sinh viên dân tộc thiểu số, học tập với những nhóm bạn sẽ rất tác dụng vì bạn được mở rộng tầm suy nghĩ, chia sẻ kinh nghiệm và học tập kinh nghiệm từ những người khác.

Sau đây là liệt kê một số lợi ích chính của việc học nhóm, gợi ý cách lập nhóm và làm thế nào để tăng hiệu quả của việc học theo nhóm.

 

  • Lợi ích của học tập theo nhóm:

Cải thiện viêc ghi chép của bạn: Các thành viên trong nhóm có thể giúp bạn cải thiện việc ghi chép trên lớp bằng cách trao đổi thông tin hoặc chia sẻ vở ghi chép với nhau.

Chia sẻ trí tuệ: Mỗi người có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Bằng cách tham gia nhóm học tập, điểm yếu của người này sẽ được bổ sung bởi điểm mạnh của người khác, do vậy bạn có thể tận dụng trí tuệ của các thành viên khác trong nhóm.

Tạo hệ thống hỗ trợ: Học tập theo nhóm có thể đem lại sự hỗ trợ về cả vật chất và tình cảm. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, các thành viên khác có thể giúp bạn hưng phấn lên. Nếu bạn, vì một lý do nào đó phải nghỉ học, thành viên khác có thể ghi chép cho bạn và sẽ giải thích lại cho bạn sau.

Đọc được nhiều tài liệu hơn: Học tập theo nhóm giúp bạn đọc được nhiều tài liệu hơn. Có ba bạn trao đổi về những vấn đề hóc búa của toán học sẽ hiệu quả hơn học một mình. Tương tự, nếu các bạn có quá nhiều tài liệu phải đọc, các bạn hãy chia nhau mỗi người đọc một phần hay một chủ đề rồi sau đó báo cáo và trao đổi lại trong nhóm.

Làm cho việc học vui hơn: Nếu một mình bạn ngồi học cả ngày trong thư viện hay giảng đường, bạn sẽ thấy rất nhàm chán và buồn ngủ. Nhưng nếu học theo nhóm, bạn sẽ thấy hứng khởi hơn trong học tập, kết quả là bạn có khả năng học được lâu hơn.

  • Các loại nhóm học tập:

Có nhiều loại học nhóm. Hầu hết là các nhóm học tập có liên quan đến môn học, đôi khi với các sinh viên đã quen nhau, đôi khi với các sinh viên chưa quen biết. Một số nhóm học do giáo viên tạo ra, nhưng hầu hết do sinh viên tự lập ra. Đôi khi các nhóm học tập do các phòng ban, như phòng công tác học sinh sinh viên hay văn phòng đoàn, tạo ra. Đôi khi các nhóm được tạo ra theo cách ngẫu nhiên khi tham gia học tập trên lớp hay bệnh viện. Một số nhóm được tạo ra từ các bạn đồng hương hay cùng dân tộc. Hãy tìm một nhóm học tập phù hợp với bạn nhé.

  • Một nhóm học tập hiệu quả:

Bao nhiêu bạn là vừa?

Nhóm học tập hiệu quả nhất nên gồm 4 đến 6 bạn. Nếu nhóm nhỏ quá, bạn dễ dàng đi lạc hướng và không đủ người để hoàn thành hết công việc. Ngược lại, nếu nhóm lớn quá sẽ rất khó tổ chức quản lý và dễ có một số bạn không tham gia tích cực.

Những ai nên tham gia một nhóm?

Nhóm tốt nhất nên gồm những bạn có chung sở thích, chung mong muốn học tốt và thi tốt. Thông thường bạn sẽ mong muốn các thành viên trong nhóm chú ý học tập trong lớp, ghi chép tốt và hay đặt câu hỏi trong nhóm. Tuy nhiên, nếu trong nhóm có nhiều bạn có kiến thức và kinh nghiệm khác nhau, các bạn sẽ có nhiều cơ hội sáng tạo và học tập lẫn nhau.

Học nhóm ở đâu?

Việc học nhóm nên thực hiện ở nơi yên tĩnh đủ rộng để học tập và trao đổi.

Một buổi học nhóm trong bao lâu?

Một buổi học nhóm không nên kéo dài quá 2 – 3 giờ. Nếu buổi học quá dài, các thành viên có khuynh hướng kém nhiệt tình và ít chú ý. Ngược lại, nếu buổi học quá ngắn, bạn không thể thảo luận hết nội dung và việc học nhóm sẽ kém hiệu quả.

Khi nào?

Nên có lịch học nhóm cố định vào một ngày trong tuần. Lên lịch cố định sẽ giúp các thành viên có kế hoạch trước và có sự chuẩn bị chu đáo trước mỗi buổi học.

  •  Để mỗi buổi học nhóm hiệu quả hơn:

Hình thành nhóm học tập ngay từ đầu học kỳ và gặp nhau thường xuyên dựa trên lịch học, thời gian làm bài tập và lịch thi, kiểm tra;

Tạo mục đích, mục tiêu rõ ràng cho mỗi buổi học: Điều này giúp cho việc tập trung trong thảo luận và sử dụng thời gian hiệu quả.

Thảo luận và thống nhất (bằng email) với tất cả các thành viên trong nhóm về những nội dung sau:

  • Những mong đợi và những quy định của nhóm;
  • Lịch làm việc nhóm;
  • Vai trò và trách nhiệm của từng thành viên sao cho đồng đều;
  • Cách thức chia sẻ thông tin liên lạc thường xuyên trong nhóm;
  • Nơi học nhóm (trường, ký túc xá hay nhà riêng);
  • Mỗi thành viên cần tôn trọng thời gian của người khác bằng cách đến đúng giờ và chuẩn bị chu đáo, khi phát biểu cần ngắn gọn, cô đọng và phù hợp.

Chấp nhận cách học hay phương pháp học tập khác nhau. Nhiều khi bạn học hỏi được rất nhiều từ những cách học khác nhau.

Chuẩn bị chu đáo:

Bạn sẽ không thể đóng góp cho nhóm được nếu bạn không có sự chuẩn bị. Luôn nhớ rằng bạn và các thành viên phải đọc tài liệu hôm trước và hoàn thành các phần công việc được giao trước khi đến học nhóm.

Tham gia tích cực.

Mỗi người nên lần lượt giảng giải cho cả nhóm về những nội dung đã học. Giảng giải giúp bạn chuẩn bị bài kỹ hơn, hiểu chủ đề một cách đúng và đầy đủ hơn.

Tập trung:

Mỗi buổi học nên có một nhóm trưởng. Nhóm trưởng có trách nhiệm điều hành và đảm bảo các thành viên khác tập trung vào chủ đề học tập. Nên giải lao sau mỗi giờ để đảm bảo các thành viên không quá mệt mỏi.

  • Bạn nên làm gì nếu cảm thấy đơn độc trong nhóm

Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và thất vọng vì sự khác nhau trong cách học và trong giao tiếp hay bạn cảm thấy kém tự tin khi tham gia học nhóm. Bạn hãy:

Kiên trì: Nên nhớ rằng bạn cũng có nhiều cơ hội đóng góp cho nhóm như những người khác;

Trao đổi với giáo viên hay nhóm trưởng, có thể họ có những gợi ý cho bạn;

Hãy sáng tạo trong học tập với các bạn khác hoặc tự hình thành nên nhóm của mình.

 

6. TỪ VỰNG TRONG GIAO TIẾP

 Từ vựng hết sức quan trọng vì nó truyền tải quan điểm, tư tưởng của bạn. Ngữ pháp kết hợp từ lại với nhau nhưng hầu như ý nghĩa lại ở trong từ ngữ. Bạn càng biết được nhiều từ thì bạn sẽ càng giao tiếp được nhiều hơn. Sở hữu lượng từ vựng phong phú, bạn diễn đạt được nhiều điều hơn. Bạn nên bắt đầu xây dựng vốn từ vựng của bạn càng sớm càng tốt.

Dưới đây là một vài chiến lược bạn có thể áp dụng để làm phong phú thêm vốn từ:

  • Đọc sách thường xuyên:

Bạn chỉ có thể cải thiện vốn từ của mình qua việc đọc thật nhiều sách. Hầu hết chúng ta học từ qua việc đọc các loại sách, từ sách giáo khoa, tiểu thuyết hay các sách văn học khác. Hãy cố gắng đọc các chủ đề khác nhau, các loại tài liệu khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần có chiến lược đúng. Nếu không, dù có đọc nhiều sách nhưng vốn từ của bạn chưa chắc đã tăng lên. Chìa khóa cho việc tăng thêm vốn từ vựng qua việc đọc sách là bạn cần hiểu được nghĩa của những từ khó mà bạn gặp. Để có thể hiểu nghĩa của những từ này, bạn cần tra từ điển.Tuy vậy, hầu hết những từ bạn học đều không phải có được từ những cuốn từ điển. Thường thì bạn biết được nghĩa của chúng dựa vào ngữ cảnh mà chúng được sử dụng

  • Tìm được càng nhiều mối liên hệ của từ càng tốt

Để không quên từ mới thì khi học bạn nên đọc to từ đó nhằm kích thích vùng nhớ âm thanh. Bên cạnh đó bạn nên tìm thêm nhiều từ đồng nghĩa với từ đó mà bạn đã biết. Ngoài ra, có thể liệt kê tất cả những thứ có thể khiến bạn nghĩ đến nghĩa của từ đó. Bạn có thể gieo vần cho các từ này hoặc sử dụng các trò chơi chữ để tăng khả năng nhớ từ của bạn.

  • Chơi các trò chơi đố từ:

Chơi trò này là một cách để bạn xây dựng được vốn từ rất hiệu quả. Các trò chơi này không chỉ dạy bạn từ mới mà chúng sẽ làm bạn cảm thấy vui vẻ và tất nhiên bạn chắc chắn sẽ dành thêm thời gian và công sức cho việc xây dựng vốn từ của bạn theo cách này.

  • Sử dụng từ nhiều lần:

Việc sử dụng các từ lặp đi lặp lại là một cách tốt để phát triển vốn từ của bạn. Nếu bạn thực sự muốn nhớ để sử dụng những từ này, bạn nên sử dụng chúng vài lần trong một ngày, hàng này để lưu chúng trong bộ nhớ của bạn. Hãy viết chúng ra một mảnh giấy nếu bạn cần và đọc chúng thường xuyên. Mỗi lần bạn đọc một từ, phân tích nghĩa của nó và đặt câu có từ đó. Hãy tập trung vào một nghĩa của từ mà có thể giúp bạn nhớ từ đó.

 

7. KỸ NĂNG ĐƯA Ý KIẾN PHẢN HỒI

Phản hồi là phương pháp giao tiếp để đưa và nhận thông tin về cách ứng xử.

Kỹ năng phản hồi là một phần rất quan trong trong giao tiếp hàng ngày nói chung và trong môi trường học tập của sinh viên y khoa nói riêng. Khi một người nhận được những phản hồi mang tính xây dựng, nó sẽ giúp cho họ sẵn sàng thay đổi để hoàn thiện mình hơn và tối đa hóa khả năng của mình.

Phản hồi có thể được thực hiện theo hai cách: Phản hồi xây dựng (hay còn gọi là phản hồi tích cực) và phản hồi theo kiểu “khen và chê”.

Phản hồi xây dựng là đưa ra những thông tin cụ thể, trọng tâm vào vấn đề và dựa trên sự quan sát, nêu lên những điểm tích cực và những điểm cần cải thiện.

Phản hồi theo kiểu “khen và chê” là những đánh giá mang tính cá nhân, chung chung, không rõ ràng, chú trọng vào con người và dựa trên quan điểm, cảm nhận của người đưa ý kiến phản hồi.

Trong quá trình học tập, cũng có khi bạn là người nhận phản hồi từ các thầy cô và bạn bè, nhưng cũng có khi bạn chính là người đưa ý kiến phản hồi cho chính thầy cô hoặc bạn bè của mình. Nhưng dù ở vai trò nào, bạn hãy cố gắng để đừng bị rơi vào cái bẫy của kiểu phản hồi “khen và chê”.

Các nguyên tắc cần nhớ khi đưa ý kiến phản hồi xây dựng:

  1. Chỉ nên đưa ý kiến phản hồi khi có sự chấp thuận của người nhận;
  2. Đưa ý kiến phản hồi càng sớm càng tốt, khi mà sự việc vẫn còn “tươi mới” trong đầu của cả người đưa và nhận phản hồi. Tuy nhiên, khi đưa ý kiến phản hồi những điểm cần cải thiện, cần lưu ý: Nếu ngay khi sự việc xảy ra, tâm trạng của người đưa hoặc nhận phàn hồi không tốt, hãy dành thời gian để cả hai phía bình tĩnh trở lại và người đưa phản hồi sắp xếp ý tưởng cho hợp lý, có được giọng nói, ngữ điệu phù hợp và đã “sẵn sàng” khi đó hãy tiến hành phản hồi;
  3. Chọn địa điểm thích hợp, đặc biệt là khi đưa ý kiến phản hồi những vấn đề cá nhân cần cải thiện nên chọn chỗ riêng tư;
  4. Người đưa phản hồi cần dựa trên những hành vi cụ thể, những hiện tượng vừa quan sát và ghi chép được để phản hồi, không tự đánh giá, áp đặt hoặc suy diễn;
  5. Hãy bắt đầu phản hồi bằng cách nêu bật những điểm tích cực trước;Nên đưa ra những điểm cần cải thiện “ tại đây và hiện nay”, không nên xâu chuỗi những lỗi, khuyết điểm trong quá khứ, trừ trường hợp cần nhấn mạnh những hành vi có tính chất hệ thống;
  6. Không nên đưa ra quá 4 điểm cần cải thiện trong 1 lần phản hồi;
  7. Khi phản hồi về những điểm cần cải thiện, nên chú trọng vào những hành vi có thể thay đổi, thảo luận giải pháp cải thiện một cách cụ thể;
  8. Khuyến khích người nhận phản hồi tự đưa ra giải pháp; sử dụng những câu hỏi mở như: Anh/chị thấy việc này thế nào? Nếu lần sau làm lại việc này, anh/chị sẽ làm khác đi như thế nào? …
  9. Phản hồi là vì người nhận, không vì người đưa phản hồi. Do vậy khi đưa phản hồi, bạn cần nhạy cảm với những tác động của những thông tin mà bạn đưa ra.

Cần đặc biệt lưu ý: Người nhận phản hồi có sẵn sàng cải thiện hay không lại phụ thuộc nhiều vào cách thức bạn đưa ý kiến hơn là nội dung bạn phản hồi. Do vậy, trong quá trình đưa phản hồi, bạn nên:

Đi thẳng vào vấn đề, tránh vòng vo;

Chân thành, tránh dùng câu phức. Sự chân thành nói lên mối quan tâm, tôn trọng của bạn đối với người nhận phản hồi. Trong câu phức: “Nam, anh làm việc rất chăm chỉ, nhưng…”, khi từ “nhưng” được đặt ở giữa câu, có nghĩa là “đừng tin vào điều mà tôi nói trước đó”. Do vậy, hãy thận trọng khi sử dụng những từ “nhưng; tuy nhiên…” .

Chú ý đến giọng nói của bạn: Âm sắc trong giọng nói cũng truyền tải tầm quan trọng của vấn đề và sự quan tâm của người đưa phản hồi. Giọng nói cáu kỉnh, thất vọng sẽ dễ chuyển phản hồi tích cực, có tính chất xây dựng thành phê phán.

Phản hồi tích cực thường được sử dụng như một công cụ hữu ích trong môi trường giáo dục.Trong quá trình học tại trường, bạn sẽ thường xuyên gặp các tình huống giảng viên đưa phản hồi cho sinh viên, sinh viên phản hồi cho nhau trong quá trình thực hành, thậm chí sinh viên cũng có thể đưa phản hồi cho giảng viên. Dù phản hồi được thực hiện dưới hình thức nào, nhưng nếu những nguyên tắc cơ bản trên được sử dụng thường xuyên và nếu bạn nghiêm túc cân nhắc những phản hồi tích cực để cải thiện mình thì đó sẽ là con đường ngắn nhất đi đến đích hoàn thiện các kỹ năng của bản thân.

 

8. KINH NGHIỆM HỌC TẠI PHÒNG THỰC HÀNH TIỀN LÂM SÀNG

Một trong những đặc điểm riêng có của sinh viên trường y đó là năng lực chuyên môn sẽ ảnh hưởng trực tiế đến chất lượng chăm sóc sức khỏe, thậm chí đến cả tính mạng của bệnh nhân. Trong các quyền của khách hàng khi nhận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thì “Quyền được hưởng dịch vụ an toàn” được đặt lên hàng đầu trong mọi tình huống. Như vậy, việc bắt buộc phải học tại phòng thực hành tiền lâm sàng (skills-lab) sẽ giúp gì cho các sinh viên trường y?

Thứ nhất, thực hành tại skills-lab sẽ giúp sinh viên làm quen và thực hiện được thành thạo các kỹ năng chuyên môn trên mô hình/bệnh nhân giả định trước khi thực hành trên lâm sàng với bệnh nhân thật dưới sự giám sát của cán bộ hướng dẫn lâm sàng.

Thứ hai, sinh viên sẽ có cơ hội thực hành chăm sóc sức khỏe cho những trường hợp bệnh hiếm gặp trong thời gian sinh viên đi thực hành lâm sàng (ví dụ: bệnh theo mùa…);

Thứ ba, thực hành tại skills-lab hiệu quả sẽ đảm bảo mọi sinh viên được thực hành các kỹ năng, cho dù trên lâm sàng có ít hoặc rất ít bệnh nhân.

Vậy, làm thế nào để việc học tại skills-lab thực sự hiệu quả? Hãy tham khảo các kinh nghiệm học tại skills-lab dưới đây, rất có thể sẽ có ích cho bạn!

  1. Nắm vững lý thuyết và bảng kiểm kỹ năng: Nhờ đó khi quan sát, bạn sẽ dễ dàng mường tượng được giảng viên đang trình diễn kỹ năng ở bước nào trong quy trình, hiểu được yêu cầu cần đạt của mỗi bước và thứ tự của các bước trong cả quy trình, từ đó bạn có thể tự mình thực hiện và hoàn thiện các kỹ năng ngay tại skills-lab;
  2. Hoàn thiện các nhiệm vụ giảng viên giao trước khi thực hành tại skills-lab (ví dụ: nghiên cứu tình huống, kịch bản đóng vai, chuẩn bị các phương tiện đóng vai);
  3. Quan sát kỹ lưỡng các phần trình diễn của giảng viên/cán bộ hướng dẫn, dùng bảng kiểm kỹ năng để ghi chép lại các nhận xét, thắc mắc trong khi quan sát;
  4. Luôn sử dụng kết quả ghi chép trong khi quan sát để phản hồi kết hợp với những kinh nghiệm đúc kết qua quan sát thực tế lâm sàng trước đó (nếu có) để trao đổi với giảng viên sau phần trình diễn để có những thực hành chuẩn mực;
  5. Hóa thân vào nhân vật khi đóng vai: Trong quá trình thực hành kỹ năng và đóng vai, cần nghiêm túc coi mô hình hoặc người bệnh giả định là người bệnh thực sự trong những tình huống cụ thể để rèn luyện kỹ năng giao tiếp, rèn luyện y đức và thái độ chuẩn mực đối với người bệnh, có như vậy bạn sẽ cảm thấy không quá khác biệt giữa việc tiếp xúc với người bệnh giả định với người bệnh thực sự và giúp bạn có kỹ năng giải quyết tình huống trên lâm sàng tốt hơn, đồng thời biến việc học tại skills-lab trở nên có ý nghĩa với lâm sàng;
  6. Kiên trì thực hành và tự đánh giá bản thân cũng như đánh giá thực hành của các sinh viên khác theo bảng kiểm qua mỗi lần thực hành, trao đổi thường xuyên với giảng viên/cán bộ hướng dẫn để nhanh chóng đạt đến mức thực hành thành thạo cho từng kỹ năng trên mô hình trước khi đi thực hành lâm sàng ở bệnh viện;
  7. Luôn áp dụng kỹ năng phản hồi tích cực khi đưa ý kiến phản hồi cho giảng viên cũng như các bạn sinh viên khác sau mỗi lần quan sát trình diễn kỹ năng;
  8. Ghi chép lại một cách súc tích các ý kiến phản hồi sau mỗi ca thực hành để phát huy những điểm mạnh và cải thiện ngay những điểm chưa chuẩn mực trong những lần thực hành sau;
  9. Hãy dùng bút chì có đầu tẩy để ghi chép vào bảng kiểm khi quan sát, như vậy bạn có thể dùng 1 bảng kiểm quan sát rất nhiều lần thực hành khác nhau cho 1 kỹ năng;

10. Nên dùng 1 cuốn sổ nhỏ bỏ túi áo blouse để ghi chép những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình thực hành tại skills-lab và mang theo khi đi thực hành lâm sàng tại bệnh viện.

9. KINH + NGHIỆM + ĐI + HỌC + LÂM SÀNG + Ở BỆNH VIỆN

Sau những trải nghiệm tại phòng skills-lab, bạn sẽ bước vào một môi trường thực tế chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Với sự hỗ trợ của các giảng viên và cán bộ hướng dẫn lâm sàng, bạn sẽ thực hiện công việc như một nhân viên y tế thực thụ.

Để hoàn thành tốt các mục tiêu và chỉ tiêu thực hành lâm sàng cũng như tích lũy kinh nghiệm, hoàn thiện các kỹ năng nghề nghiệp cho tương lai, ngoài sự nỗ lực của bản thân thì việc tham khảo những kinh nghiệm học lâm sàng được đúc kết dưới đây từ chính các thế hệ sinh viên y khoa đi trước có thể sẽ giúp việc học lâm sàng của bạn trở nên hiệu quả hơn:

  • Trước hết, KINH là sự đúc kết, sự cô đọng chọn lọc: Trước khi đi học lâm sàng, lời khuyên với bạn là cần:

Dùi mài KINH sử để nắm vững lý thuyết và thực hành thành thạo kỹ năng trên mô hình và bệnh nhân giả định theo bảng kiểm; đọc các tài liệu tham khảo và xem trước video clip về các kỹ năng lâm sàng;

Tích lũy KINH nghiệm bản thân qua thực hành tại skills-lab;

Tham khảo KINH nghiệm học lâm sàng của các sinh viên khóa trước, tìm kiếm lời khuyên của giảng viên và cán bộ hướng dẫn để có kế hoạch học tập hiệu quả;

  • NGHIỆM là quá trình lật ra mở vào, suy đi xét lại: Khi đến các cơ sở thực hành, bạn cần:

Quan sát, xem xét vấn đề và các cách giải quyết vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau trong những tình huống, từng trường hợp cụ thể;

So sánh với lý thuyết đã học về một bệnh/một triệu chứng/một quy trình kỹ thuật mà bạn đã quan sát được;

Tự rút ra những cách ứng xử và giải quyết vấn đề của bản thân trong trường hợp/tình huống cụ thể đó;

Không nên phán đoán hay hành xử một cách máy móc, thiếu sự suy nghĩ thấu đáo.

  • ĐI nghĩa là phải vận hành: Đến bệnh viện, bạn cần chủ động:

ĐI tìm người bệnh để học;

ĐI tìm câu trả lời trên những người bệnh cụ thể chứ không phải học thuộc câu trả lời trên lý thuyết;

ĐI tìm giảng viên/cán bộ hướng dẫn/nhân viên y tế của cơ sở thực hành để: quan sát họ làm, quan sát họ nói, họ trao đổi với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, với các đồng nghiệp khác về chuyên môn;

ĐI tìm đến các thủ thuật để được thực hiện và có trải nghiệm thực tế;

ĐI thì mới tìm được cái hay cái mình cần học, mới thấy thực tế lâm sàng là đa dạng và mới tích lũy được kinh nghiệm lâm sàng cho bản thân;

ĐI thì mới tạo cho mình một tác phong năng động, một hứng thú học tập để hoàn thành tốt các mục tiêu thực hành lâm sàng.

  • HỌC là học những kiến thức – thái độ – kỹ năng trong thực tế cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe để phục vụ thi cử và áp dụng vào thực tế nghề nghiệp của bản thân sau này. Đến bệnh viện, bạn cần:

HỌC chuẩn bị: Cần tự mình xác định mục tiêu rõ ràng cho mỗi ngày học lâm sàng, chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ cần thiết để mang theo khi đi học lâm sàng, bao gồm:

  • Sách vở để xem lại lý thuyết (nếu quên);
  • Bút và cuốn sổ nhỏ bỏ túi để ghi chép khi nghe giảng trên lâm sàng hoặc ghi những kết quả đã quan sát/trải nghiệm trong khi đi lâm sàng;
  • Bảng kiểm kỹ năng + bút chì có tẩy để quan sát và đánh giá thực hành kỹ năng (của bản thân và của những ca khác quan sát được);
  • Áo blouse sạch sẽ, không nhàu nát;
  • Ống nghe hoặc các dụng cụ học tập theo yêu cầu của giảng viên;
  • Thẻ ra vào bệnh viện;
  • Chăn, màn để trực đêm (nếu cần).

HỌC hỏi:

  • Hỏi gì? Hỏi khi thấy lạ, thấy khác với những điều mình đã học, đã biết;
  • Hỏi ai? Hỏi bạn bè, hỏi giảng viên, hỏi các sinh viên khóa trước, hỏi các nhân viên y tế, hỏi chính người bệnh và người nhà bệnh nhân.

HỌC nói: Giao tiếp với bệnh nhân/người nhà, với các nhân viên y tế để gây thiện cảm và tạo ra các cơ hội học tập;

HỌC làm: Thực hành các kỹ năng theo hướng dẫn của giảng viên/cán bộ hướng dẫn và thường xuyên dùng bảng kiểm để tự đánh giá bản thân;

HỌC dạy: Học cách hướng dẫn lại cho các sinh viên năm sau là cách rất hữu hiệu để giúp bạn lưu giữ kiến thức và thành thạo kỹ năng hơn.

  • LÂM SÀNG là trực tiếp đến tận giường bệnh để khám và chữa bệnh. Đến bệnh viện, bạn cần:

Tranh thủ mọi cơ hội để học tại giường bệnh: Mỗi người bệnh là một bài học;

Học những điều cụ thể ở từng người bệnh, mọi thứ trên lâm sàng phải cân – đo – đong – đếm được, không mơ hồ chung chung như lý thuyết. Ví dụ: khi tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh thì không thể hướng dẫn ăn vào 200 kcal được mà phải nói rõ là ăn 1 bát cơm, hay 1 lạng thịt…, hay nói bệnh nhân sốt thì phải nói nhiệt độ là bao nhiêu? .. LÂM SÀNG chính là những điều rất cụ thể mang tính cá thể ở từng bệnh nhân như thế!

Tập trung hoàn thành các chỉ tiêu lâm sàng theo yêu cầu và chủ động học nhiều hơn những gì được yêu cầu!

Hãy đặt mình ở những vị trí những nhân vật khác nhau trong mỗi tình huống cụ thể: Khi đặt mình trong vai trò là một nhân viên y tế thực sự, bạn hãy xác định những việc mình cần làm với bệnh nhân cụ thể đó? Trong vị trí của người bệnh, bạn sẽ mong đợi những gì từ người nhân viên y tế? Từ đó, bạn sẽ hình thành cho mình những thái độ đúng mực trong quá trình cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người bệnh;

Trao đổi với giảng viên, các sinh viên cùng khóa hoặc khóa trên về cách giải quyết vấn đề đối với từng bệnh nhân cụ thể.

  • Ở BỆNH VIỆN: Bệnh viện là nơi trực tiếp cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Mỗi bệnh viện đều có đặc điểm riêng, hoàn cảnh riêng và có những điều kiện cụ thể về các nguồn lực và về bệnh nhân; mỗi bệnh viện là một xã hội thu nhỏ, ở đó sẽ học được nhiều điều không được nhắc tới trong lý thuyết. Ở bệnh viện, sinh viên không chỉ được trau dồi kiến thức mà còn phát triển và hoàn thiện nhiều kỹ năng thông qua quan sát, thực hành kỹ năng chuyên môn và xử lý tình huống. Để giúp bạn sử dụng những thời gian ở bệnh viện một cánh hữu ích nhất cho học tập, bạn nên:

Tuân thủ các nội quy, quy định của bệnh viện;

Tự bảo vệ mình trước những nguy cơ lây bệnh hoặc các nguy cơ thiếu an toàn khác;

Đảm bảo các quyền của khách hàng/bệnh nhân khi có sinh viên thực tập;

Nghiêm túc thực hiện kế hoạch do bản thân đã đề ra để đạt được mục tiêu của từng ngày đi lâm sàng và hoàn thành mục tiêu thực hành lâm sàng của từng môn;

Tranh thủ mọi cơ hội để học, đặc biệt trong các buổi trực;

Hãy theo đuổi phương châm: Thực hành đúng từ những điều cơ bản nhất và đơn giản nhất, đừng làm cho qua chuyện! Đừng ngại ngùng khi làm sai mà bạn biết sửa sai còn quan trọng hơn gấp vạn lần. Rèn cho mình có được những kỹ năng cơ bản tốt sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong suốt cuộc đời hành nghề y sau này;

“Bám” bệnh nhân đến cùng để học, nếu có thể thì nên theo sát bệnh nhân từ khi họ bắt đầu nhập viện đến khi ra viện, như vậy bạn sẽ có một bức tranh đầy đủ về bệnh nhân đó, từ tiền sử, bệnh sử đến diễn biến của bệnh, cách chẩn đoán cũng như phương pháp điều trị, chăm sóc và các đáp ứng của bệnh nhân trong khi nằm viện, cách tư vấn cho bệnh nhân trước, trong và sau khi ra viện…

Luôn nghiêm túc tự đánh giá mức độ hoàn thiện kỹ năng của bản thân bằng cách sử dụng các bảng kiểm, quy trình chuẩn để tự nhận xét. Kết hợp với việc quan sát và đánh giá thực hành lâm sàng của các bạn xung quanh để tự đúc rút kinh nghiệm, tự tin thể hiện mình và luôn chú ý phát huy những việc đã làm tốt, tập trung để cải thiện những điều mình làm chưa chuẩn mực, đó là con đường ngắn nhất giúp bạn hoàn thiện các kỹ năng lâm sàng;

Tích cực trao đổi với các cán bộ trực tiếp điều trị để học hỏi các kinh nghiệm giải quyết vấn đề trên bệnh nhân cụ thể;

Xây dựng và rèn luyện tác phong làm việc nghiêm túc ngay từ những ngày đầu đi thực hành ở bệnh viện;

Tham gia vào một số hoạt động khác của bệnh viện để chia sẻ một phần công việc và gây dựng quan hệ tốt với nhân viên của bệnh viện, từ đó sẽ tạo thêm nhiều cơ hội tốt cho bạn học các kỹ năng chuyên môn, đồng thời cũng giúp bạn hiểu được thực tế các công việc phải làm của một cơ sở y tế.

Không nên:

Phê phán khi thấy nhân viên bệnh viện làm khác với những gì mình học. Hãy tế nhị tìm ra lý do của sự khác biệt đó để có cách làm đúng nhất bằng cách trao đổi với giảng viên hoặc cán bộ hướng dẫn lâm sàng;

Bình luận về tình trạng bệnh của bệnh nhân trước mặt bệnh nhân;

Ngại ngần khi phải tiếp xúc hay bắt chuyện với bệnh nhân, hãy mạnh dạn tiếp xúc với họ, coi bệnh nhân như những người thân trong gia đình bạn. Đừng chán nản khi thấy buồng bệnh đông, hãy cố gắng len lỏi vào và tìm cho mình một chỗ đứng để có thể tiếp cận được với bệnh nhân;

Nản chí khi thấy bạn khác biết nhiều hơn mình. Kiến thức lâm sàng mênh mông, người này biết nhiều hơn người kia một chút âu cũng là chuyện bình thường. Điều quan trọng là bạn cần chủ động để học được càng nhiều càng tốt ngoài những điều mà giảng viên yêu cầu. Đâu đó có thể có những điều bạn biết mà những người khác không biết?

Bỏ qua cơ hội thảo luận/giao ban chuyên môn với các nhân viên của bệnh viện, với các sinh viên khóa trước hoặc với sinh viên cùng khóa.

 

10. KỸ NĂNG TỰ HỌC

Một điều dễ nhận thấy là phần lớn các trường y hiện nay đều có số lượng sinh viên khá đông, chương trình học rất nặng, cả lý thuyết và thực hành. Các thầy cô vừa làm công tác giảng dạy, vừa làm công tác chuyên môn, khám chữa bệnh tại bệnh viên, tại các cơ sở y tế nên không có nhiều thời gian hướng dẫn thêm cho sinh viên. Vì vậy, ngoài giờ lên lớp, đi lâm sàng, đi thực địa với sự hướng dẫn của giáo viên, việc tự học của mỗi sinh viên ngành y là hết sức quan trọng.

  1. 1.    Tự học là gì?
  • Ø Là tự tìm lấy kiến thức (Nhà tâm lý học N.Arubakin)
  • Ø Là quá trình cá nhân người học tự giác, tích cực, độc lập tự chiếm lĩnh thông tin, tri thức ở một lĩnh vực nào đó nhằm đạt được mục đích nhất định mà không cần người khác phải dạy. Tự học cũng có nghĩa là học cách phản biện và phát hiện vấn đề.

Tuy vậy, tự học không dễ, nhất là đối với sinh viên ngành y. Học cái gì? Học ở đâu? Học khi nào và học thế nào luôn là những câu hỏi cần được giải đáp.

  • ØTự học những gì?

–          Lý thuyết: Trước buổi học, bạn cần dành thời gian tự đọc trước các phần liên quan đến bài học trong giáo trình. Sau buổi học cần xem lại các thông tin ghi chép được trên lớp. Trước khi đi thực hành cần xem lại những nội dung sẽ thực hành, bao gồm mục tiêu bài học, nội dung các bước trong quy trình-bảng kiểm kỹ thuật…

–          Thực hành tiền lâm sàng: Thời gian thực hành tại phòng tiền lâm sàng có thầy cô hướng dẫn thường rất hạn chế vì mỗi trường chỉ có một khu thực hành, trong khi đó lượng sinh viên đông, các lớp phải luân phiên nhau. Vì vậy, ngoài các giờ học có sự hướng dẫn của thầy cô, bạn nên tranh thủ tự thực hành. Chỉ khi tự thực hành, bạn mới thấy được mình còn lúng túng hoặc chưa rõ ở điểm nào để tiếp tục học hỏi và hoàn thiện cho lần sau, đặc biệt là chuẩn bị cho các giờ thực hành tại bệnh viện.

–          Những kiến thức tham khảo, cập nhật, nâng cao liên quan đến nội dung bài học: từ các nguồn tài liệu tham khảo khác (xem thêm trong phần “Cách tìm kiếm tài liệu tham khảo”)

  • ØTự học ở đâu?

–          Bạn có thể học ở bất kỳ nơi nào: Thư viện, phòng đọc sách, phòng thực hành, tại phòng ở ký túc xá. Quan trọng là nơi đó không làm phân tán sự tập trung của bạn. Đặc biệt, không học trong tư thế “lười biếng”: không nên nằm dài trên giường để học vì bạn sẽ ngủ quên lúc nào không biết.

–          Hãy năng động trong việc tự tạo ra cho mình một khung cảnh học tập hiệu quả với bản thân.

  • ØTự học khi nào?

–          Chỉ nên học khi bạn cảm thấy thoải mái, đầu óc minh mẫn;

–          Không nên học trong vòng 30 phút sau khi ăn và trước khi đi ngủ, không nên học vào giờ chót trước khi đến lớp. Không nên học nhồi nhét khi bản thân đang mệt mỏi.

  • ØTự học thế nào?

–          Học một cách chủ động chứ không thụ động. Hãy dùng nhiều giác quan khi học. Cố gắng cho trí tưởng tượng của bạn “nhìn thấy được”:

  • Sử dụng âm thanh: Đọc các chữ to giọng và lắng nghe chúng
  • Sử dụng sự liên tưởng: Liên tưởng vấn đề đọc trong sách với điều có liên quan trong thực tế, khi thực hành kỹ năng và trên lâm sàng.
  • Tự viết lại hoặc trình bày lại theo từng chủ đề cụ thể.

–          Tự học thông qua hình thức học nhóm cũng là một cách học hiệu quả: Bạn có thể cùng những người bạn có cùng mục tiêu học tập lập ra các nhóm bạn cùng tiến, qua các buổi tự học theo nhóm, bạn sẽ tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm hơn so với việc bạn tự học một mình.

Tuy tự học không dễ, nhưng đó là hình thức thể thao trí tuệ tuyệt vời nhất và có hiệu quả nhất.

  1. 2.    Các kỹ năng tự học:
  • Ø Lập kế hoạch học tập: Dù làm việc hay học tập bạn cũng cần vạch kế hoạch cho mình, bạn hãy vạch ra cái gì cần được học trước, cái gì sẽ được học sau, làm như thế không những sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian mà còn giúp bạn hệ thống lại những kiến thức đã học một cách khoa học, đặc biệt là đối với một số môn đại cương.
  • Ø Học cách thức làm việc độc lập: Đọc sách một cách có hệ thống, liên hệ, vận dụng lý thuyết để tự giải quyết các bài tập trong quá trình học ở trên lớp và trong thực tiễn.
  • ØGhi chép cẩn thận: Ghi chép đầy đủ, ngắn gọn các thông tin theo ý hiểu của bạn sau khi nghe được từ thầy cô, đọc được từ sách. Đừng cố ghi chép đủ từng từ mà thầy cô giảng. Khi thực hành, cần ghi chép lại những ý kiến phản hồi từ thầy cô và bạn bè để làm cơ sở hoàn thiện các kỹ năng của bản thân.
  • ØĐa dạng hóa cách học: Hãy đa dạng hóa cách học để luôn “giữ lửa” cho tinh thần tự học của mình. Tùy thuộc vào từng nội dung bài học và từng thời điểm học khác nhau mà bạn sử dụng các cách học khác nhau.
  • ØTham gia “Cộng đồng học tập”: Hãy tham gia “Cộng đồng học tập” trên mạng internet, nơi các thành viên có thể chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức. Bạn sẽ tìm được sự khích lệ, lời khuyên và động cơ học tập từ bạn bè, thầy cô và những người khác. Tại đây, bạn cũng có thể tự đánh giá kiến thức và mức độ tiến bộ của bản thân so với mục tiêu đặt ra. Ngoài ra, bạn còn có thể giúp đỡ người khác học, đó cũng là một cách học rất tốt cho bản thân.

Như vậy, hoạt động tự học không chỉ giúp sinh viên nâng cao năng lực nhận thức, rèn luyện thói quen, mà còn có ý nghĩa lâu dài trong suốt cuộc đời. Nó rèn luyện cho mỗi sinh viên cách suy nghĩ, tính tự giác, độc lập, phong cách làm việc, đặc biệt là thói quen học tập suốt đời. Luôn học hỏi, tìm tòi để tự cập nhật cho mình những kiến thức quý báu trong nghề nghiệp – đó là điều tối quan trọng để phát triển sự nghiệp của mỗi y, bác sỹ trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.

11. LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHỚ VÀ HIỂU BÀI HƠN?

Dù là học sinh phổ thông hay sinh viên đại học, bạn cũng đều phải “nhớ” bài. Thực chất, trí nhớ là một quá trình lặp đi lặp lại. Trí nhớ có thể rèn luyện được. Một vài mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp bạn nhớ bài nhanh và lâu hơn.

1. Chọn thời gian học tập phù hợp:

ü  Viết những việc cần làm vào thời gian biểu hàng ngày.

ü  Hãy bắt đầu học khi bạn cảm thấy sẵn sàng nhất: học sau khi đã ngủ đủ giấc hoặc học vào sáng sớm hay buổi tối.

2Hiểu rõ nội dung bài học:

ü  Cần tập trung học và hỏi để nắm được các nội dung chính ngay trong và sau buổi học.

ü  Nếu có nội dung nào chưa hiểu thì bạn nên nhờ thầy cô giải thích lại.

ü  Khi đọc một cuốn sách hay xem một bộ phim, một đoạn clip mà thầy cô trình chiếu thì bạn hãy cố thử tìm xem nội dung chính của câu chuyện này là gì.

ü  Trên thực tế, nhiều bạn thường cố gắng “học nhồi” thật nhiều trong một thời gian ngắn, tuy nhiên cách học này chỉ là để đối phó với thi cử, sau đó bạn sẽ quên ngay. Và như vậy thì việc học sẽ không giúp ích nhiều cho công việc của bạn sau này.

3. Ghi nhớ qua sự hình dung và liên tưởng:

Sự hình dung:

ü  Trí nhớ của chúng ta có khuynh hướng nhớ hình ảnh hơn nhớ từ. Hình ảnh trong tâm trí ta càng rõ ràng, sống động bao nhiêu thì chúng ta càng nhớ về hình ảnh đó bấy nhiêu.

ü  Trong quá trình học, bạn nên tìm cách chuyển kiến thức thành hình ảnh để lưu vào não bộ một cách dễ dàng. Khi thi, bạn sẽ nhớ lại những hình ảnh đó và chuyển chúng thành các câu trả lời hợp lý.

Sự liên tưởng:

ü  Tạo ra mối liên kết giữa những việc chúng ta cần nhớ và sắp xếp theo thứ tự logic để giúp cho việc ghi nhớ dễ dàng hơn.

Nội dung cần ghi nhớ

Cách ghi nhớ hiệu quả:

6-3-2-1

Tại sao thanh thiếu niên không dùng biện pháp tránh thai?

  • Do không chủ định có quan hệ tình dục
  • Do nghĩ rằng mình không thể dễ có thai như thế – “điều đó không thể xảy ra với tôi.”
  • Sợ rằng bạn tình sẽ từ chối
  • Mẫu thuẫn về việc có thai
  • Thiếu kiến thức về các biện pháp tránh thai
  • Không biết nơi nào đáng tin cậy để xin tư vấn áp dụng biện pháp tránh thai
  • Muốn giấu bố mẹ về việc mình có quan hệ tình dục
  • Các bạn nữ trẻ không muốn cho bạn bè biết về họ có quan hệ tình dục
  • Bao cao su thì đắt
  • Ngại ngùng khi phải mua bao cao su
  • Namgiới cho rằng dùng bao cao su sẽ làm giảm cảm giác vui sướng.
  • Thiếu kĩ năng và kinh nghiệm trong vận động bạn tình sử dụng bao cao su
  • Ngại ngùng khi sử dụng biện pháp tránh thai trong lúc quan hệ
  • Sợ có tác dụng phụ
  • Ngại khám sức khỏe, đặc biệt là khám khung chậu
Tại sao thanh thiếu niên không dùng biện pháp tránh thai?

  • 6 Nỗi sợ hãi
    • Bạn tình
    • Bố mẹ
    • Người bán hàng
    • Đồng nghiệp, bạn bè
    • Bác sĩ
    • Vì biện pháp tránh thai

 

  • 3 Thiếu kiến thức
    • Khả năng có thai khi quan hệ tình dục
    • Do không chủ định có quan hệ tình dục
    • Về sử dụng biện pháp tránh thai

 

  • 2 kĩ năng còn thiếu
    • Vận động bạn tình sử dụng bao cao su
    • Sử dụng biện pháp tránh thai

 

  •  1 thiếu tiền

 

4. Ghi nhớ bằng cách lập Sơ đồ tư duy:

ü  Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh nhằm tóm tắt, mở rộng những ý chính của một nội dung.

ü  Sơ đồ tư duy giúp bạn có thể lập dàn ý toàn bộ cốt lõi bài học mà không sa vào chi tiết, học vẹt.

Làm sao để lập được một Sơ đồ tư duy?

  • Chuẩn bị: một tờ giấy trắng và mấy cây bút màu.
  • Vẽ chủ đề chính ở trung tâm tờ giấy với hình ảnh và màu sắc nổi bật.
  • Từ chủ đề trung tâm vẽ các nhánh, mỗi nhánh biểu thị cho một nội dung.
  • Vẽ thêm các nhánh nhỏ tương đương với từng ý và chi tiết hỗ trợ trong tiêu đề phụ.

Lưu ý: Chọn các kiểu chữ, màu sắc, hình ảnh hay nét vẽ đậm – nhạt khác nhau để thể hiện các ý tưởng hay chủ đề khác nhau.

5. Ghi nhớ bằng cách học theo nhóm:

ü  Tích cực tham gia học theo nhóm, kể cả học lý thuyết và trong khi thực hành.

ü  Khi tham gia các hoạt động thực tế, trước hết bạn nên tập trung quan sát để nắm bắt thông tin, sau đó tự mình tái hiện lại kiến thức và diễn đạt lại bằng ngôn ngữ của mình cho bạn bè nghe. Khi diễn đạt được như vậy, bạn sẽ nhớ rất lâu.

6. Thường xuyên rèn luyện:

ü  Sau buổi học, hãy ôn tập lặp đi lặp lại nhiều lần, việc luyện tập này sẽ giúp tạo thành mối liên hệ thần kinh bền vững trong não bộ, từ đó để lại dấu vết sâu đậm trong trí nhớ.

ü  Không nên để dồn một lượng kiến thức lớn đến cuối kỳ ôn thi mới học lại từ đầu.

Cần nhắc lại là bạn phải tự giác học và học vào thời gian tỉnh táo nhất. Không nhất thiết phải áp dụng tất cả các phương pháp này mà tùy khả năng vận dụng và tùy từng môn học cụ thể để vận dụng phương pháp ghi nhớ phù hợp.

12. TÌM KIẾM VÀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. 1.    Tìm kiếm tài liệu qua internet

Ngày nay, Internet đóng vai trò rất quan trọng trong việc lưu trữ tài liệu và có các công cụ hữu ích để tìm kiếm thông tin. Hiện nay, rất nhiều các thông tin được cung cấp miễn phí qua internet, bên cạnh đó cũng có những thông tin yêu cầu phải trả một phần hoặc toàn bộ chi phí khi truy cập. Dưới đây là một số chiến thuật và lưu ý khi tìm kiếm thông tin trên mạng internet.

Một số lưu ý về tên miền:

Tên miền (.com=thương mại; .org = tổ chức phi lợi nhuận; .net= các tổ chức hỗ trợ về mạng; .edu=các tổ chức giáo dục; .gov= các tổ chức chính phủ; .mil=các tổ chức quân sự; .int=các tổ chức được thành lập bởi các hiệp ước quốc tế;) + Ký tự quốc gia (.vn = Việt Nam; .us = Mỹ, ca = Canada).

Ví dụ: www.hmu.edu.vn; www.taynguyenuni.edu.vn;        www.moet.gov.vn

Chiến lược tìm tin:

Chiến lược tìm tin gồm có 7 bước:

 

Một số lưu ý chung khi tìm tin:

  • Phần lớn các công cụ tìm kiếm không phân biệt chữ hoa và chữ thường
  • Khi nhập từ tìm kiếm, cần đưa từ quan trọng lên đầu lệnh tìm
  • Chọn từ khóa trong câu để tìm vì công cụ không quan tâm đến sự chính xác của ngữ pháp. Ví dụ: “Tình trạng nhiễm HIV/AIDS trong nữ giới tại Hồ Chí Minh” à thay vào đó có thể viết bằng “nhiễm HIV/AIDS”, “nữ giới”, “hồ chí minh”
  • Nhiều công cụ tìm kiếm thường bỏ qua những từ thông thường trong tiếng Anh như “ the”, “in”, “an”
  • Nếu nhập nhiều từ tìm kiếm thì phạm vi tìm kiếm bị thu hẹp

Công cụ tìm: Có rất nhiều công cụ tìm kiếm thông tin trên Internet, dưới đây là các công cụ thường được sử dụng nhất:

http://www.google.comhttp://www.yahoo.comhttp://www.altavista.com

Các cách đánh giá chất lượng nguồn thông tin?

  • Công cụ tìm kiếm đáng tin cậy;
  • Nguồn thông tin đáng tin cậy: từ các tổ chức đáng tin cậy (Tổ chức Y tế Thế giới, Bộ Y tế…);
  • Sự cập nhật của thông tin (ngày cập nhật cuối cùng)
  • Trình độ tác giả: nếu tác giả có trình độ càng cao, nổi tiếng thì thông tin sẽ rất có thể có giá trị hơn;
  • Thành kiến: Cách đánh giá thiên lệch hay công bằng: ví dụ: thông tin về lợi ích của thịt từ trang web của Hiệp hội chăn nuôi sẽ khác với thông tin tương tự từ trang web của Hội người ăn chay;
  • Nên tổng hợp đa chiều, tốt nhất là kiểm tra từ nhiều nguồn khác nhau vì thông tin có thể bị sao chép lại;
  • Một cách rất quan trọng là tham khảo ý kiến bạn bè và thầy cô có kinh nghiệm.

Các diễn đàn tham khảo liên quan tới y tế/giáo dục:

  1. 2.    Tìm kiếm tài liệu tham khảo từ các nguồn khác:

Thư viện: Hướng dẫn tìm danh mục tại thư viện điện tử (sử dụng chiến thuật tìm tài liệu tương tự như trên).

Bạn bè và thầy cô: Đây là nguồn tài liệu tham khảo “sống” và rất hiệu quả vì họ đã có kinh nghiệm hoặc có nhiều nguồn thông tin và nhiều kĩ thuật tìm kiếm thông tin tốt.

13. KỸ NĂNG GHI CHÉP VÀ ĐỌC TÀI LIỆU

  1. 1.    Làm thế nào để ghi chép hiệu quả?

Ghi chép (note taking) là một trong những kỹ năng quan trọng mà mọi sinh viên cần có. Những bản note ấy không chỉ dừng lại ở việc ghi chép đủ các ý mà các ý đó phải được ghi chép có chọn lọc, súc tích, ngắn gọn, và được trình bày một cách rõ ràng, có hệ thống. Vì vậy để có được 1 bản note hiệu quả, bạn cần nắm được những kỹ thuật ghi chép cơ bản:

1.1.    Ghi chép khi nghe giảng:

Ghi chép trong khi nghe giảng là để giúp bạn nắm được mục tiêu và nội dung của bài học cũng như những thông tin mà giảng viên muốn cung cấp trong buổi học. Việc ghi chép hiệu quả sẽ giúp bạn nâng cao kết quả học tập. Vậy, làm thế nào để ghi chép hiệu quả?

Các thủ thuật để ghi chép hiệu quả trong khi nghe thuyết trình:

Trước giờ học

  • Đọc trước giáo trình và các tài liệu liên quan đến chủ đề thầy cô sẽ thuyết trình.
  • Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho việc nghe giảng và ghi chép

Trong giờ học

  • Ngồi gần thầy cô để nghe rõ và tránh xao lãng, buồn ngủ;
  • Viết rõ tiêu đề bài học, ngày tháng và đánh số các trang ghi chép của bạn. Như thế sẽ rất tiện lợi cho bạn khi xem lại hoặc tìm lại chúng.
  • Hãy ghi chép bằng ngôn từ của bạn; ghi lạnế sẽ rất tiện lợi chovề các ý chính mà thtiện lợi cho bạn;
  • Đừng ngần ngại khi đặt câu hỏi cho thầy cô để đảm bảo bạn hiểu những nội dung thầy cô đã truyền đạt;
  • Sử dụng các kiểu chữ linh hoạt, hệ thống viết tắt, biểu tượng khi ghi chép;
  • Sử dụng bút màu để đánh dấu những phần quan trọng, những nội dung cần chú ý;
  • Không nên quá quan tâm đến các lỗi chính tả và các lỗi ngữ pháp;
  • Chú ý giọng nói và cử chỉ của thầy cô để đoán thêm đâu là ý chính, đâu là những nội dung quan trọng trong bài học đã được thầy cô nhấn mạnh;
  • Ghi chép những ý chính, những nội dung quan trọng thầy cô đã nói nhấn mạnh, viết trên bảng hay chiếu trên power point (không cần phải chép lại từng câu từng chữ của thầy cô nói), sau đó phát triển thêm bằng cách tự học (tự đọc, tự tìm tòi).
  • Nếu ghi không kịp thì nên bỏ qua một đoạn để bổ sung sau và tiếp tục ghi ngay những nội dung thầy cô đang truyền đạt.
  • Ghi theo phương pháp Cornell (xem bên dưới).

Sau giờ học

  • Dành ít nhất 10-15 phút đọc lại toàn bộ ghi chép của mình. Tóm tắt hay suy nghĩ về các ý chính;
  • So sánh và chia sẻ với ghi chép của các bạn khác;
  • Đoạn nào ghi không kịp, hỏi lại bạn bè hoặc thầy cô để ghi vào những khoảng trắng đã để trống;
  • Xem và tổng kết lại.

 

 

1.2.    Phương pháp Cornell:

Waterbank (1989) đã tìm ra một phương pháp nhằm để giúp sinh viên trường Cornell University hình thành thói quen ghi chép. Phương pháp này mang tên “Cornell Note taking Technique” đã nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi trên toàn nước Mỹ.

Theo Cornell, ta chia vở làm ba phần như hình vẽ:

  1. Phần Câu hỏi/Từ khóa: Dành ¼ trang phía bên trái để ghi các từ quan trọng, các từ khóa, các sự kiện (có thể kèm theo thời gian) và thường trả lời cho câu hỏi: Ai? Cái gì? Khi nào?
  2. Phần Ghi chép: Dành ¾ trang phía bên phải để ghi phần phát triển ý chi tiết từ các từ khóa, diễn giải mở rộng ý chính, thường trả lời cho câu hỏi: Như thế nào? Làm sao?
  3. Phần Tóm tắt: Một khoảng nhỏ phía dưới mỗi trang là nơi dành cho bạn tóm tắt những ý chính liên quan đến toàn bộ những nội dung vừa ghi chép trong trang đó.

Lưu ý: Phương pháp này dễ làm, đơn giản mà hiệu quả và tiết kiệm thời gian giúp bạn ghi chép có hệ thống, có trật tự. Tuy nhiên, khi ghi chép theo phương pháp Cornell, bản ghi chép của bạn cần đảm bảo 6R:

R1 = Record: Các thông tin được ghi chép đầy đủ;

R2 = Reduce: Các thông tin đã được ghi chép tóm lược theo ý;

R3 = Recite: Dùng bản ghi chép để trình bày lại được;

R4 = Reflect: Dùng bản ghi chép có thể đặt được câu hỏi cho người trình bày hoặc nêu được ý kiến của bản thân;

R5 = Review: Bản ghi chép đã được xem lại;

R6 = Recapitulate: Bản ghi chép đã được tóm tắt lại.

 

  1. 2.    Đọc tài liệu:

Bên cạnh việc ghi chép khi nghe giảng, bạn còn cần có kỹ năng đọc tốt để có thể ghi chép, tóm lược được nội dung chính của các giáo trình, tài liệu học. Việc phát triển kỹ năng đọc sẽ nâng cao kỹ năng học tập của bạn.

2.1.    Cách đọc một cuốn sách/tài liệu:

Bắt đầu đọc bằng cách xem lướt qua trước khi đọc các phần chi tiết. Các bước cụ thể như sau:

  • Xem tựa đề, lời nói đầu để biết phạm vi mà tài liệu đề cập đến hoặc quan điểm của tác giả;
  • Tìm hiểu mục lục và cách sử dụng tài liệu: việc này quan trọng như tìm hiểu bản đồ trước khi bạn bắt đầu cuộc hành trình;
  • Xác định các mục tiêu ở mỗi đầu chương hoặc từng phần của tài liệu;
  • Đọc phần tóm tắt ở cuối mỗi chương/mỗi phần của tài liệu (nếu có) để biết được tác giả chốt lại những điểm gì là quan trọng trước khi bạn bắt đầu đọc chi tiết;
  • Kiểm tra phụ lục và các nguồn tài liệu tham khảo mà tác giả trích dẫn.

Trong khi đọc:

  • Xác định các đề mục lớn và các đề mục nhỏ trong từng phần của tài liệu;
  • Đọc vài dòng đầu trong mỗi đoạn để xác định ý chính;
  • Viết tóm tắt các ý chính và tự mình giải thích hoặc đặt các câu hỏi có liên quan;
  • Tìm ra những phần in đậm hoặc những thông tin chính, các định nghĩa, đồ thị, hình ảnh quan trọng;
  • Tập trung tìm hiểu xem các đoạn và các phần có mối liên hệ với nhau như thế nào?
  • Tự hỏi và tự trả lời các câu hỏi: Phần này nói về cái gì? Nó giải thích cái gì?
  • Liệt kê những từ khóa chính;
  • Đọc thêm tài liệu tham khảo khác có liên quan.

Sau khi đọc

  • Xem lại tài liệu để tìm câu trả lời cho toàn bộ các câu hỏi mà bạn đưa ra;
  • Giải thích, chia sẻ những gì bạn đã đọc được với bạn bè hoặc nhóm học tập.

2.2.    Phương pháp đọc – SQ3R (Survey-Khảo sát; Question-Câu hỏi; Read-đọc; Recite/wRite-Viết/Gợi nhớ; Review-Xem lại)

Khảo sát – Survey: Trước khi đọc, bạn nên khảo sát toàn bộ các chương –    Tựa đề, đề mục chính và phụ

–    Chú thích bên dưới các hình ảnh, đồ thị, biểu đồ

–    Xem qua câu hỏi

–    Đọc phần giới thiệu và kết luận

–    Đọc phần tóm tắt

Câu hỏi – Question:Đặt câu hỏi trong khi bạn đang khảo sát: –    Chuyển đổi các tựa đề, đề mục chính, phụ thành câu hỏi

–    Đọc các câu hỏi cuối chương và sau mỗi đề mục phụ

–    Hỏi bản thân: “Thầy, Cô có đề cập đến chương hoặc chủ đề này không khi giao nhiệm vụ cho sinh viên?”

–    Hỏi bản thân đã biết chủ đề này chưa?

Đọc – Read: Khi bạn bắt đầu đọc –    Tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi của bạn

–    Trả lời câu hỏi ở phần đầu và cuối chương hoặc phần hướng dẫn học tập

–    Đọc lại những lời chú thích dưới những hình ảnh, đồ thị, …

–    Chú ý từ, cụm từ hoặc đoạn văn in gạch dưới, nghiêng, đậm

–    Giảm tốc độ đọc khi đến những đoạn khó

–    Ngưng và đọc lại những đoạn chưa rõ

–    Đọc và ôn lại từng phần

Gợi nhớ-Recite: Giúp bạn tập trung hơn và học được nhiều hơn trong khi đọc

 

–    Sau mỗi phần – ngừng lại, gợi nhớ lại câu hỏi và xem thử xem bạn có thể trả lời qua việc bạn nhớ lại phần đã đọc.

–    Liệt kê những ý chính và các chi tiết giải thích cho ý chính của phần đó

–    Sử dụng sơ đồ tư duy và phương pháp Cornell

–    Sử dụng tiêu đề của phần và đoạn như là những ý chính, bất cứ khi nào có thể.

–    Câu đầu tiên của đoạn thường là chủ đề của cả đoạn, là câu trả lời cho câu hỏi, hãy nói thật to câu trả lời.

–    Sử dụng trí nhớ, mối liên hệ, sức liên tưởng…hình vẽ.

Xem lại-Review: Hình dung lại cấu trúc của tài liệu đã đọc và nhớ lại các nội dung theo từng phần cụ thể –    Khi bạn đọc xong tài liệu theo các bước trên, xem lại các câu hỏi từ các đề mục, liệu mình có trả lời được không? Nếu không, cần xem lại và nhớ lại rồi mới đi tiếp.

–    Bước này giống như tự kiểm tra (tự điều chỉnh để giám sát – đánh giá quá trình đọc)

–    Bước gợi nhớ và bước xem lại có thể kết hợp để cùng thực hiện.

Ghi chép khi đọc tài liệu?

  • Dành một vài phút để và suy nghĩ về những phần tài liệu mình đã đọc trước khi ghi chép lại.
  • Đừng để việc ghi chép trở thành vô bổ mà hãy biến những bản ghi thành những tài liệu thật sự có ích cho bạn trong quá trình ôn thi hoặc sử dụng sau đó.
  • Ghi chép thật ngắn gọn, chỉ ghi lại những từ khóa hoặc cụm từ hoặc những câu ngắn thể hiện được những nội dung chính trong tài liệu bạn đọc. Những từ khóa được ghi thường là danh từ, động từ, tính từ, những từ chỉ số luợng…. Đừng bao giờ ghi lại tất cả những gì bạn đọc được.
  • Ghi chép một cách chính xác là điều cũng rất quan trọng, đặc biệt là ghi chép những công thức, định nghĩa, những số liệu cụ thể, lời dẫn của một tác giả và danh sách…. Tuy nhiên, với những dạng thông tin còn lại, bạn cần sử dụng chính ngôn ngữ của bạn để ghi chép và đảm bảo không làm thay đổi nghĩa của thông tin. Có như vậy, tài liệu bạn ghi chép được mới thực sự là tài sản riêng của bạn và giúp bạn dễ dàng sử dụng sau này;
  • Bạn nên tạo cho mình một hệ thống các chữ viết tắt và các ký hiệu để thường xuyên sử dụng khi ghi chép.( Ví dụ như: “&” hoặc “+” có nghĩa là (và) hoặc “cộng”, “=” có nghĩa là “bằng” hay ”tương đương”, “Fe” là “sắt”.v.v.
  • Nên viết ghi chép theo dạng dàn ý, phân ra ý lớn ý nhỏ bằng cách sử dụng các ký hiệu, các chữ số, các chữ số La Mã.
  • Đừng vì tiết kiệm giấy mà bạn cố sử dụng tối đa các khoảng trống để ghi chép. Hãy để lề thật rộng, viết dãn dòng và để một vài khoảng trống trên tờ giấy. Vì sao vậy? Vì sau đó, khi xem lại phần ghi chép của mình, nếu muốn, bạn vẫn có thể bổ sung thêm một vài thông tin quan trọng vào lề hoặc các khoảng trống đó. Và như vậy, phần ghi chép của bạn sẽ càng hoàn thiện hơn và hữu ích hơn.
  • Đánh dấu những ý quan trọng bằng ký hiệu “*”, vẽ một vòng tròn quanh đó hoặc đóng khung nó lại. Đánh dấu những ý quan trọng, những thuật ngữ hay những định nghĩa bằng bút màu khác, tô đậm hoặc gạch chân.
  • Bạn cũng có thể ghi lại nhận xét của mình về tài liệu đã đọc ra ngoài lề (đồng ý hay có ý kiến khác).

Và điều quan trọng nhất bạn nên luôn ghi nhớ, đó là hãy sử dụng những kiến thức mình ghi chép được để chuyển tải thành những kỹ năng của chính bạn, những ghi chép này sẽ con đường dẫn đến sự hoàn thiện của bản thân bạn trong tương lai.

14. THAM VẤN GIẢNG VIÊN VÀ CÁC CỐ VẤN HỌC TẬP

Một trong những nguồn tìm kiếm sự hỗ trợ rất đáng tin cậy của học sinh/sinh viên là từ các giảng viên và cán bộ cố vấn học tập. Tuy nhiên, vì một số lí do các bạn học sinh/sinh viên vẫn chưa khai thác được tốt nguồn hỗ trợ quý báu này. Dưới đây là một số chiến lược tiếp cận để tham vấn đạt hiệu quả:

Tại sao sinh viên không muốn tìm kiếm sự giúp đỡ của giáo viên?

  • Do họ ngại ngùng hoặc sợ hãi
  • Những cảm giác lo sợ thường gặp ở sinh viên:

–      Cảm giác không theo kịp bài học sau khi bỏ lỡ vài buổi học

–      Sợ đặt ra những  “câu hỏi khờ khạo”

–      Sợ phải trạm trán, đương đầu với giảng viên: vì có thể bị đánh giá “dốt”

–      Ngại ngùng: có thể do tính cách nhút nhát

–      Không thấy thoải mái khi tiếp cận với giáo viên là người khác biệt về tuổi, giới, dân tộc hoặc văn hóa.

–      Xu hướng tránh tương tác với những người “có quyền”

Lợi ích của việc tham vấn?

–      Hiểu bài nhanh hơn;

–      Giải đáp được các thắc mắc của bản thân;

–      Chia sẻ được lo lắng và học được thêm kinh nghiệm để giải quyết các lo âu.

Các chiến lược tiếp cận để tham vấn hiệu quả?

  • Chuẩn bị sẵn sàng trước khi hỏi

–     Thu thập đầy đủ các câu hỏi trước khi bắt đầu đi hỏi giáo viên của bạn

–     Viết ra một danh sách các câu hỏi

–     Hỏi và làm sáng tỏ tất cả những băn khoăn trong cùng 1 lần gặp thầy cô hoặc các cố vấn học tập.

–     Không nên đi gặp thầy mỗi khi phát sinh một điều gì chưa hiểu rõ hoặc ngay khi có thêm một câu hỏi mớ;

–     Mang theo vở ghi chép và đề cương môn học. Nếu cần có thể mang sách giáo trình, đánh dấu phần cần hỏi để khi tới, bạn có thể hỏi thầy cô một cách nhanh chóng mà không lúng túng;

–     Chuẩn bị sẵn sàng giấy bút để viết những chú ý và giải đáp của thầy cô;

–     Có thể đi cùng với bạn khác nếu bạn có cùng nội dung hỏi, hai người sẽ nhớ những giải đáp của thầy cô tốt hơn một mình bạn.

  • Gây “thiện cảm” với thầy cô trước và trong khi tham vấn: Hãy tạo ấn tượng từ những buổi học đầu tiên:

–     Có mặt đúng giờ, thậm chí tới trước buổi học; do đó, bạn có thể có cơ hội bắt chuyện với thầy cô trước khi buổi học bắt đầu;

–     Luôn hướng về phía thầy cô. Bạn không cần phải luôn ngồi bàn đầu; nhưng phải luôn hướng về phía thây cô thể hiện sự chăm chú và hứng thú lắng nghe.

–     Thể hiện sự chăm chú, tập trung lắng nghe: không cúi đầu xuống bàn, không nhìn ra ngoài cửa sổ, không vẽ, viết linh tinh trong giờ giảng, không nói chuyện riêng…

–     Tích cực đặt câu hỏi liên quan đến các nội dung bài giảng

–     Hoàn thành bài tập được giao đúng giờ

–     Hãy mỉm cười và thể hiện thái độ thân thiện đúng mực, tôn trọng thầy cô và các bạn.

  • Tham vấn khi không có đặt hẹn trước:

–      Nếu không có hướng dẫn liên hệ từ trước, hỏi là phương pháp duy nhất để có được một thời gian tham vấn phù hợp: “Thưa thầy, thầy có thể dành vài phút cho em được hỏi một vấn đề mà em đang băn khoăn không ạ?  Em hỏi bây giờ có phù hợp không ạ? Nếu không thì thầy có thể sắp xếp 1 khoảng thời gian phù hợp khác được không ạ?”…

–      Đưa ra các câu hỏi một cách ngắn ngọn và rõ ràng

 

15. KIỂM SOÁT LO ÂU

  “Ai cũng có những điều phải lo lắng. Tuy nhiên cách phản ứng trước mối lo của mỗi người khác nhau, tùy thuộc vào cách họ nhìn nhận vấn đề”

Tất cả chúng ta đều trải qua một số lo âu trong đời. Đó là điều hoàn toàn bình thường. Và mặc dù chúng ta không mong muốn, nhưng một chút lo âu có thể mang lại một số lợi ích nhất định, làm tăng động lực cho chúng ta và giúp chúng ta tập trung hơn. Tuy nhiên, nếu lo lắng nhiều quá sẽ ảnh hưởng không tốt đến khả năng làm việc, học tập, nghiên cứu và ghi nhớ và làm bài tốt khi thi cử.

Vì sao chúng ta hay lo âu trong cuộc sống và học tập

–          Công việc quá nhiều, áp lực lớn nhất là khi nhiều việc cần hoàn thành cùng lúc hay bắt đầu công việc mới;

–          Thay đổi môi trường sống, làm việc hay học tập. Chuyển từ môi trường học phổ thông sang môi trường đại học, trung học chuyên nghiệp, chuyển từ nông thôn, vùng sâu vùng xa ra thành phố, thị xã;

–          Áp lực vì cấp trên, cấp dưới hay đồng nghiệp không hợp tác;

–          Áp lực về tài chính hay mắc bệnh tật hiểm nghèo;

–          Sắp thi mà chưa học bài kỹ, kém tự tin về bản thân, luôn nghĩ mình thấp kém hơn người khác.

Biểu hiện lo âu?

–          Khó ngủ, mất ngủ

–          Một số thay đổi về tiêu hóa: ăn không ngon, khó tiêu, táo bón.

–          Mất tập trung

–          Hay quên

–          Mệt mỏi

–          Thở dài, nhịp thở nhanh nông

–          Thay đổi màu da

–          Tim đập nhanh

–          Vã mồ hôi

–          Run chân tay

–          Mót tiểu

Bốn cách đơn giản để kiểm soát lo âu:

–          Hít sâu, thở đều

Khi quá lo lắng phản ứng của cơ thể đầu tiên là thở chậm. Vì não là bộ phận cuối cùng nhận ôxy, nên thở chậm sẽ ảnh hưởng đến sự mạch lạc trong suy nghĩ.

–          Dùng kỹ thuật “Quẳng gánh lo đi”

Kỹ thuật này giúp bạn kiểm soát được những việc tiêu cực do khách quan đem lại gây căng thẳng cho bạn.

–          Hãy phản ứng với các tình huống căng thẳng bằng thán ngữ “Ôi, thật thú vị” thay vì nói “Ôi, không”.

Điều này giúp bạn suy nghĩ và phản ứng theo hướng tích cực trước một tình huống nào đó. Ví dụ: Là một sinh viên dân tộc thiểu số, bạn hãy thốt lên “Ôi, may quá, mình là con em dân tộc …. Dân tộc mình có những nét văn hóa thật tuyệt, v.v…” và đừng bao giờ nghĩ “là người dân tộc mình thua kém bạn bè nhiều quá”.

–          Hãy áp dụng “Diễn tập thử bằng tinh thần” trước những mỗi bận tâm, lo lắng.

Kiểm soát lo âu khi thi

Là sinh viên mới, nhất là các sinh viên dân tộc thiểu số, khi thay đổi môi trường học tập từ học phổ thông sang học đại học và trung học, môi trường sống và học tập mới lạ, nhiều bạn bị căng thẳng và hậu quả là ảnh hưởng không tốt đến khả năng học tập, ghi nhớ và làm bài thi. Quá lo lắng khi làm bài thi gọi là lo lắng khi thi.

Một số ý sau đây giúp bạn kiểm soát được lo âu khi thi cử:

–          Xây dựng thói quen học tập tốt: thói quen học tập tốt không chỉ giúp bạn nắm vững bài vở mà còn giúp bạn tự tin hơn và nhờ đó kiểm soát tốt hơn những lo âu khi thi.

–          Chuẩn bị kỹ càng: chuẩn bị bài tốt là điều quan trọng nhất giúp bạn kiểm soát lo âu. Học thuộc bài giúp bạn vượt qua lo âu và làm bài tốt hơn. Nếu đến hôm thi mà chưa chuẩn bị bài thì đây là lý do lớn nhất làm bạn lo lắng.

–          Không học nhồi nhét: học nhồi nhét để thi có thể dẫn đến tăng lo âu khi thi. Nếu bạn chuẩn bị bài tốt trước khi thi sẽ giúp giảm rất nhiều những lo lắng liên quan đến việc bạn học nhồi nhét trước khi thi.

–          Tập thể dục đều đặn: tập thể dục đều đặn được cho là có thể giúp trí óc nhanh nhẹn hơn

–          Ngủ nhiều đêm trước khi thi: hôm trước khi thi mà ngủ nhiều sẽ giúp giảm lo âu đáng kể. Ngược lại, nếu ngủ ít vào đêm trước sẽ làm bạn mệt mỏi và tăng lo lắng khi thi.

–          Ăn đủ thức ăn: Đừng đến phòng thi với cái dạ dày rỗng tuếch. Thông thường, một số người không muốn ăn gì trước khi thi do quá lo lắng. Tuy vậy, nếu ăn đủ trước khi thi, bạn sẽ bớt lo lắng hơn và đầu óc tỉnh táo hơn khi làm bài.

–          Luôn có trạng thái tích cực: Không nên nghĩ là mình sẽ thi trượt. Cố gắng tối đa khi làm bài. Suy nghĩ đến điều gì sẽ xẩy ra nếu mình thi trượt sẽ dẫn đến những lo lắng không cần thiết.

–          Chú ý đến kinh nghiệm học tập: Không nên nghĩ kỳ thi là đánh giá cuối cùng mà nên nghĩ kỹ thi là một trải nghiệm học tập và bạn sẽ ít bị stress hơn.

–          Thư giãn: thở sâu và chậm rãi và luôn kiểm soát được mình.

 

16. LÀM THẾ NÀO ĐỂ VƯỢT QUA CÁC KỲ THI VÀ KIỂM TRA MỘT CÁCH DỄ DÀNG?

Trước tiên các bạn nên biết rằng một bài kiểm tra   trình độ không có gì đáng sợ cả. Vì vậy thay vì lo lắng về bài thi bạn hãy nghĩ tới những điều tích cực, điều đó sẽ giúp bạn làm bài tốt hơn.

Sau đây các bạn sẽ được giới thiệu một số mẹo để giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho các kỳ thi, vượt qua sự lo lắng hay sử dụng thời gian một cách hợp lý và tránh mắc lỗi khi thi:

Chuẩn bị như thế nào?

  • Xây dựng kế hoạch cho mỗi kỳ thi hay kiểm tra

–          Bạn cần học gì?

–          Tài liệu/phần học này có những khó khăn gì?

–          Cần dành ra bao nhiêu thời gian là phù hợp?

–          Những môn học nào cần ưu tiên học trước?

–          Tìm hiểu thông tin về kỳ thi trước khi thi (bố cục bài thi, dạng thi, cách tính điểm, tài liệu ôn tập chính…)

–          Tầm quan trọng của bài kiểm tra đó?

–          Mục tiêu kết quả của bạn trong bài kiểm tra đó?

  • Mua 1 cuốn lịch cá nhân, phân phối quỹ thời gian của bạn sao cho thực tế;
  • Chia tài liệu cần học thành những nhiệm vụ học tập nhỏ hơn, phân chia vào từng học kì;
  • Xây dựng thứ tự ưu tiên đảm bảo những phần kiến thức “nặng” hơn, quan trọng phải dành đủ thời gian;
  • Đa dạng hóa các hoạt động: tự học, học nhóm, tham vấn thầy cô.
  • Thường xuyên xem lại ghi chép của bản thân trong suốt quá trình học.
  • Ôn tập và tự đánh giá bản thân một cách thường xuyên trong suốt khóa học
  • Tránh học một cách nhồi nhét trước kì thi
  • Không quên những khoảng thời gian nghỉ ngơi, giải lao.

Vượt qua sự lo lắng về thi cử

Nếu bạn biết bạn mong chờ điều gì và đã chuẩn bị được gì cho kỳ thi thì bạn sẽ không thấy sợ hãi. Chính vì vậy thực hành và chuẩn bị kỹ càng là yếu tố quyết định để giúp bạn thi tốt.

Phát huy thái độ tích cực

Hãy tự tin rằng bạn đã chuẩn bị tốt cho bài thi và bạn sẽ làm thật tốt. Điều đó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.

Chỉ dẫn

Bạn hãy đọc kỹ chỉ dẫn, yêu cầu của bài. Nếu không rõ bạn hãy hỏi lại. Và lưu ý về thời gian làm bài. Nếu bạn bỏ qua thông tin quan trọng đó bạn khó có thể làm tốt bài thi.

Nếu bạn mất tập trung

Trước tiên bạn không nên lo lắng vì đó là điều bình thường có thể xảy ra với bất kỳ ai. Với một bài thi dài, dù bạn có muốn hay không thì não của bạn cũng cần phải có một chút thời gian (vài giây) để nghỉ ngơi. Chính vì vậy khi bạn thấy mất tập trung bạn hãy bỏ bút xuống, nhắm mắt lại, thở sâu và lắng nghe nhịp thở của mình.

Chỉ cần 10 giây là não của bạn đã được thư giãn và có thể quay trở lại làm bài thi bình thường. Bạn hãy thử làm cách này khi bạn cảm thấy stress bởi càng thực hành nhiều thì bạn càng áp dụng dễ dàng khi thi cử.

Nếu bạn gặp câu khó trước khi bắt đầu làm bài hoặc trong khi thi

Bạn đừng lo lắng về câu hỏi mà bạn thấy bí. Hãy đánh dấu lại và lập tức chuyển sang câu khác. Cố gắng tập trung vào câu bạn đang làm, không bận tâm đến câu khó đó nữa cho tới khi bạn quay trở lại làm câu đó.

Chiến lược về thời gian

Bạn hãy đưa ra tốc độ cho mình Điều quan trọng nhất trong chiến lược về thời gian là đưa ra được tốc độ cho mình. Trước khi bắt đầu làm bài bạn hãy dành vài phút để nhìn qua toàn bài, ghi chú những câu dễ hơn và dựa vào khoảng thời gian bạn có để quyết định tốc độ làm bài phù hợp.

Làm nhanh

Một khi bạn đã bắt tay vào làm bài thì hãy làm nhanh. Nếu như bạn làm chậm lại để mắc ít lỗi hơn thì não của bạn sẽ thấy chán và không tập trung. Lúc đó bạn thậm chí còn mắc nhiều lỗi hơn.

Khi bạn gặp một câu hỏi khó, đừng dừng lại ở đó mà hãy lập tức bỏ qua và chuyển sang làm câu khác.

Bên cạnh đó, việc trả lời những câu dễ trước sẽ giúp bạn tự tin hơn và làm bài một cách trôi chảy, hứng thú hơn.

Không vội vã

Bạn làm bài nhanh nhưng nhớ là không được vội. Bởi vội vã sẽ làm bạn quên những điều quan trọng và làm ảnh hưởng đến kết quả bài thi.

Kiểm tra lại

Bạn hãy kiểm tra lại khi làm được nửa thời gian. Nếu bạn mới chỉ làm được ít, bạn sẽ biết rằng mình sẽ chỉ còn ít thời gian để làm bài. Nhưng cũng đừng vội mà hãy chọn những câu dễ để làm, bỏ qua những câu khó để tiết kiệm thời gian.

Nếu bạn làm được nhiều, bạn có thể làm chậm lại một chút nhưng chỉ trong trường hợp bạn cảm thấy thoải mái khi làm vậy. Nếu không, bạn vẫn giữ tốc độ ban đầu và dành thời gian thừa để xem lại bài.

Hãy kiểm soát bản thân

Nếu bạn cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng bạn hãy nghỉ vài giây rồi mới tiếp tục làm bài. Hãy thở sâu và tự nói với mình những câu lạc quan. Đó là cách tốt nhất để giúp bạn thư giãn và tập trung trở lại.

Đáp án

Bạn hãy nhớ viết đáp án đúng vào nơi yêu cầu. Vì nếu viết sai bạn sẽ mất điểm không đáng có.

Nếu bạn làm xong bài sớm

Bạn hãy sử dụng khoảng thời gian đó để kiểm tra lại bài. Đầu tiên là xem bạn đã viết đúng chỗ yêu cầu chưa. Nếu bạn tẩy xóa bài thì hãy sửa lại cho sạch sẽ và gọn gàng.

Hãy kiểm tra những lỗi cơ bản trong bài, đọc kỹ lại những phần khó xem có sai sót gì không.

 

 

17.TRỢ GIÚP SINH VIÊN:

Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình học tập tại trường, bạn hãy mạnh dạn tiếp cận với:

  • Phòng đào tạo è Bạn sẽ nắm được lịch học, lịch thi của các môn học
  • Giảng viên và các cố vấn học tập è Bạn sẽ được giúp đỡ về những kiến thức và kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng học tập
  • Phòng quản lý học sinh, sinh viên èBạn sẽ được biết các hoạt động trợ giúp cho sinh viên trong quá trình học tập…

Chúc bạn có kết quả cao trong học tập!

– See more at: http://yhvn.vn/blog/cam-nang-ky-nang-hoc-tap-danh-cho-sinh-vien-y-khoa#sthash.ng6mGE55.dpuf

Em bị ngã xe … bị 1 vết ở mặt , đầu gối và chân , giờ phải điều trị sao ạ ?

Em bị ngã xe … bị 1 vết ở mặt , đầu gối và chân , giờ phải điều trị sao ạ ?

 

phanh quá gấp , em bị ngã , mài mặt , chân xuống đường , 1 vết ở đầu gối 1 vết ở mặt 1 vết ở bàn chân , em lo nhất cái vết ở mặt  khá to ( đường kính khoảng 2 cm ) bị mấy vết thẳng thẳng như kiểu mèo cào mọi người bảo không sâu lắm …bố em đã rửa qua đầu gối bằng ô xi già và nước muối đóng chai, thấy sùi ra nhiều bẩn … sau đó em nằm đến tối thì bác em ( bác sĩ ) về rửa qua 1 lần cho em = nước muối và bôi cái nước nâu nâu đỏ đỏ gì ấy em ko nhớ tên có tác dụng chống nhiễm trùng . giờ em cũng vừa thay băng …. rửa lại xong …. em đang lo cái vết ở mặt bị xẹo thì khổ ,làm sao để đỡ sẹo ạ ? , và làm sao để cái vết to ở đầu gối và các vết khác mau lành ạ? mau lành ạ? … giờ mắt em ( cạnh vết thương ) vẫn sưng húp , ngày kia đi học rồi .. em đang ngồi lo đây , chán quá , mong các bác các anh các chị giúp em !

 

Các kinh nghiệm trên các diễn đàn : 

 

1. Bạn tìm lá muồng giã nát đắp lên vết thương nhé, sẽ không bị thâm và sẹo đâu. Mình cũng 1 lần té xe như bạn vậy, vết thương trên mặt to lắm mà giờ không để lại dấu vết j luôn! Nếu bạn ở quê thì dễ tìm lá muồng rồi, còn ở Tp thì bạn ra chợ, dặn mấy cô hàng bán lá xông thì chắc khoảng ngày hôm sau là người ta đem lên cho bạn thôi. Chúc bạn mau lành vt nha. Thân!

 

2. Chia sẻ với em nhé : Hồi năm 1 đại học chị cũng bị cày mặt xuống đường , bị sâu ở bên gò má trái, dưới cánh mũi trái và dưới cằm, bị cả ở 2 tay. Bác sĩ sát trùng, mấy ngày sau vết thương khô mặt thì chị dùng nghệ tươi giã lấy nước bôi vào. Sau đó lớp vảy tự bong ( em đừng tự í bóc ra nhé, để nó tự bong nhé). Trong khi lớp vảy bong thì mình dùng tuýp kem nghệ của Thái Dương bôi lên cả lớp da non. Sau vài tháng thì vết thương sẽ vẫn đỏ lên đấy. Nhớ kiêng đồ nếp, rau muống, trứng nữa nhé
Các vết ở mặt của chị sau hơn 1 năm thì mờ dần, sau hơn 2 năm thì gần như mất hẳn, ngạc nhiên hơn là hơn 5 năm rồi mà chỗ da ấy lại đẹp hơn cơ.
Vậy nên em đừng lo lắng nhiều quá. Chúc em mau khỏe!
P/S: Hồi đó bị ngã xong ai cũng bảo 10 phần mất 7 còn 3, sau này với vết sẹo to thế trên mặt thì ế chồng. . Thế mà 3 năm gặp lại ai cũng choáng vì ko ngờ mặt chị ko có vết sẹo nào 

 

3.

Cách chăm sóc vết thương phòng tránh sẹo lồi

Cách chăm sóc vết thương phòng tránh sẹo lồi

 

Sau khi xuất hiện các vết thương do tẩy nốt ruồi, do mụn, do phẫu thuật,… bạn có thể có sẹo, sẹo lồi. Sẹo lồi rất khó điều trị do đó cách tốt nhất là dự phòng sẹo. Để phòng tránh sẹo lồi, bạn  nên chăm sóc đúng cách các vết thương hình thành trên da.

 

1. Vệ sinh vết thương thường xuyên

cham soc vet thuong phong tranh seo loi

Sát trung vết thương hằng ngày

Vết thương không được vệ sinh thường xuyên có thể gây nên tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng, lở loét. Khi vết thương nặng thêm, khả năng hình thành sẹo trên da cũng tăng theo. Do đó, để phòng tránh sẹo lồi, bạn không nên quên việc vệ sinh cho vết thương hằng ngày.

Với các vết thương nhỏ, có thể bạn chỉ cần sử dụng nước muối loãng để làm sạch. Tuy nhiên với các vết thương lớn, nặng hơn, bạn nên sử dụng các dung dịch sát trùng để vệ sinh vết thương hằng ngày. Sau khi vết thương được sát khuẩn, băng lại bằng gạc y tế để bảo vệ chúng.

2. Ăn uống đúng cách để phòng tránh sẹo lồi

cham soc vet thuong phong tranh seo loi

Có chế độ ăn uống đúng cách để phòng tránh sẹo lồi

Kinh nghiệm dân gian chỉ ra rằng, trong quá trình vết thương chưa lành hết, việc ăn uống sai có thể dẫn tới hình thành sẹo lồi. Để phòng tránh sẹo lồi, bạn nên kiêng các loại thức ăn như trứng, đồ tanh, đồ nếp, rau muống,…

Ngoài ra, y học hiện đại cũng khuyên người đang có vết thương nên bổ sung nhiều protein và chất kẽm trong thực đơn để ngừa sẹo, phòng tránh sẹo lồi.

3. Tránh nắng cho vết thương

cham soc vet thuong phong tranh seo loi

Tránh nắng cho vết thương

Tác động của ánh nắng mặt trời hoàn toàn không có lợi cho việc làm lành vết thương của bạn. Ánh nắng mặt trời có thể làm vết thương lâu lành và hình thành sẹo trên da. Trong thời gian vết thương chưa lành, để phòng tránh sẹo lồi, sẹo thâm, bạn nên chú ý tránh tiếp xúc trực tiếp giữa vết thương với ánh nắng mặt trời.

4. Sử dụng vitamin cho vết thương

cham soc vet thuong phong tranh seo loi

Vitamin E cho vết thương mau lành

Vitamin E được biết đến là “thần dược” cho làn da sẹo. Bạn có thể sử dụng vitamin E bôi lên vết thương khi vết thương đã khô và bắt đầu lên da non để phòng tránh sẹo lồi. Vitamin E giúp vết thương mềm mại, không bị khô và không dễ bị tác động trong quá trình tắm, cọ xát da đồng thời cũng giúp vết thương mau lành, phòng tránh sẹo lồi hiệu quả.

Nếu bạn không thể phòng tránh sẹo lồi thành công và da có sẹo lồi sau khi vết thương lành hẳn thì cũng không nên qua lo lắng. Hiện nay, với ứng dụng công nghệ Laser CO2 Fractional trong điều trị sẹo lồi, sẹo lồi đã có thể xóa bỏ hiệu quả, không tái phát.

Viêm tai giữa

Viêm tai giữa (VTG) ở trẻ nhỏ được xếp vào nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên. Đây là một trong những bệnh rất thường gặp ở bên trong tai trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi với nhiều hậu quả xấu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm hoặc để lại di chứng nặng nề, rất khó khắc phục, ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ. Việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng đắn, đóng vai trò quyết định trong tiên lượng bệnh, phòng ngừa biến chứng và các hậu quả lâu dài đối với trẻ.

Tai giữa

Cơ thể học của tai

Tai được chia làm 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong

1. Tai ngoài: Gồm vành tai và ống tai ngoài.

2. Tai giữa: Gồm màng tai và một hốc xương gọi là hòm tai. Màng tai (còn gọi là màng nhĩ – tympanic membrane) là một màng mỏng hình bầu dục, lõm ở giữa, nằm hơi nghiêng ra sau, ngăn cách hoàn toàn ống tai ngoài và tai giữa, bịt lên hòm tai như màng trống bịt vào tang trống. Màng tai tuy có lớp xơ ở giữa tương đối chắc, nhưng lại rất dễ bị phá hủy gây thủng khi có viêm nhiễm hoặc ứ đọng dịch trong tai giữa. Màng tai cũng dễ bị rách thủng khi có các chấn thương cơ học (chọc, ngoáy vào tai), chấn thương áp lực (lặn sâu, bị tát vào tai, sức ép do bom đạn…) hoặc chấn thương âm.

Trong hòm tai có các xương con nối khớp với nhau rất tinh tế (xương búa (malleus), xương đe (incus), xương bàn đạp (stapedius)). Màng nhĩ và các xương con hợp thành hệ thống màng nhĩ – xương con có tác dụng khuyếch đại và dẫn truyền những rung động của sóng âm từ môi trường (ống tai ngoài) vào tai trong.

3. Tai trong: Chính là đầu mối thần kinh tiếp nhận các tín hiệu âm thanh truyền qua dây thần kinh thính giác (dây số VIII) lên não, và nhờ đó mà người ta nghe được. Tai trong nằm trong một hốc xương có hình xoắn 2 vòng rưỡi nên gọi là ốc tai.

Tai giữa đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ chế sinh lý nghe, nhất là hệ thống màng nhĩ – xương con. Bất kỳ một trục trặc nào trong hệ thống này (thủng màng nhĩ, cứng khớp giữa các xương con, tiêu hỏng 1 trong các xương con, ứ đọng dịch trong hòm tai…) đều gây nên gián đoạn sự dẫn truyền sóng âm vào tai trong và dẫn đến nghe kém hoặc điếc.

Viêm tai

Màng nhĩ của tai bị viêm giữa

Viêm tai giữa ở trẻ em thường là viêm cấp do nhiễm trùng hoặc ứ đọng dịch trong hòm tai mà thành. Do đặc điểm giải phẫu và sinh lý của trẻ em có nhiều điểm khác biệt với người lớn, nên trẻ em thường hay bị VTG cấp hơn:

  • Trẻ em hay bị viêm mũi họng, vi khuẩn sẽ từ các ổ viêm này lan lên tai gây nên VTG.
  • Ở trẻ em, vòi nhĩ (vòi Ơ-xtat (eustachian tube), nối hòm tai và họng mũi) ngắn hơn, khẩu kính lớn hơn ở người lớn nên vi trùng và các chất xuất tiết ở mũi họng rất dễ lan lên tai giữa, nhất là khi em bé nằm ngửa thì tai sẽ ở vị trí thấp hơn mũi họng, nếu em bé khóc, vòi nhĩ sẽ mở rộng thêm làm cho các chất xuất tiết ở mũi họng theo đó chảy vào hòm tai.
  • Hệ thống niêm mạc đường hô hấp (niêm mạc mũi họng, niêm mạc hòm tai, niêm mạc khí phế quản…) ở trẻ em rất nhạy cảm, rất dễ phản ứng với những kích thích hóa, lý và cơ học bằng hiện tượng xuất tiết dịch, làm cho dịch ứ đọng nhiều trong hòm tai gây VTG.

Mức độ nguy hiểm của bệnh

VTG cấp ở trẻ nhỏ có thể gây thủng màng nhĩ, làm tiêu xương, gián đoạn chuỗi xương con… ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ. Trẻ bị nghe kém, nhất là từ khi chưa phát triển lời nói, sẽ dẫn đến rối loạn ngôn ngữ (nói ngọng, nói không rõ âm, từ…) làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng giao tiếp xã hội sau này của trẻ.[1]

Nặng hơn nữa là những biến chứng nhiễm trùng, nhiều khi ảnh hưởng đến tính mạng: VTG cấp có thể dẫn đến những biến chứng sọ não cực kỳ nguy hiểm như viêm màng não, áp xe não do tai, viêm tắc tĩnh mạch bên, do viêm nhiễm lan từ trần hòm tai lên não hoặc gây liệt dây thần kinh mặt (dây số VII).

Phát hiện và điều trị

Cách phát hiện

VTG ở trẻ nhỏ thường biểu hiện bằng các triệu chứng sau:

  • Trẻ sốt, thường là sốt cao 39-40oC, quấy khóc nhiều, bỏ bú, kém ăn, nôn trớ, co giật…
  • Nếu là trẻ lớn, sẽ kêu đau tai, còn trẻ nhỏ chỉ biết lắc đầu, lấy tay dụi vào tai.
  • Rối loạn tiêu hóa: trẻ đi ngoài lỏng, nhiều lần, xuất hiện gần như đồng thời với triệu chứng sốt.

Tóm lại tất cả các em bé bị sốt không rõ nguyên nhân, những trẻ nhỏ bị tiêu chảy và nôn… đều phải được khám kỹ càng về tai mũi họng để có thể phát hiện sớm được bệnh VTG cấp.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, vài ngày sau (2-3 ngày) bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn vỡ mủ do màng tai bị thủng, mủ tự chảy ra ngoài qua lỗ tai với các biểu hiện sau:

  • Trẻ đỡ sốt, bớt quấy khóc, ăn được, ngủ được.
  • Hết rối loạn tiêu hóa, đi ngoài trở lại bình thường.
  • Không kêu đau tai nữa.

Các bà mẹ tưởng chừng như bệnh đã lui nhưng thực ra VTG đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn mạn tính, với 1 dấu hiệu rất quan trọng: chảy mủ tai.

Nếu vẫn không được điều trị bệnh sẽ diễn biến thành VTG mạn tính hoặc viêm tai – xương chũm mạn tính, dẫn đến rất nhiều hậu quả xấu sau này cho trẻ, cùng với nguy cơ biến chứng có thể xảy ra vào bất kỳ lúc nào.

Điều trị

Việc chẩn đoán và điều trị VTG ở trẻ nhỏ nhất thiết phải do các thầy thuốc chuyên khoa có kinh nghiệm tiến hành. Tùy theo từng giai đoạn của bệnh mà có cách điều trị khác nhau.

  • Giai đoạn đầu, khi màng nhĩ chưa thủng, thường phải dùng kháng sinh, hạ sốt, giảm đau, chống viêm và giảm xung huyết màng nhĩ, sát trùng mũi họng. Ngoài ra nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa nặng thì cần được phối hợp điều trị bởi các thầy thuốc nhi khoa. Nếu khám thấy màng nhĩ viêm đỏ, phồng, chứng tỏ có nhiều dịch viêm ứ đọng ở hòm tai thì phải chích rạch màng nhĩ, chủ động tháo bỏ dịch mủ trong tai giữa ra ngoài, không nên để cho mủ tự vỡ, làm thủng màng nhĩ hoặc lan vào xương chũm. Nói chung, trong trường hợp nghi ngờ có mủ thì nên chích rạch màng nhĩ sớm, thà chích rạch sớm còn hơn là chích rạch quá muộn. Vết chích sẽ tự liền lại rất nhanh sau 1-2 ngày.
  • Giai đoạn muộn, màng nhĩ đã thủng; ngoài các thuốc điều trị toàn thân, cần phải tiến hành làm thuốc tai hàng ngày tại các cơ sở tai mũi họng. Trẻ sau đó phải được theo dõi tình hình lỗ thủng màng nhĩ bởi các thầy thuốc chuyên khoa.

Kinh nghiệm chữa rụng tóc trên diễn đàn online

1.

Theo phương châm ấy, hôm nay mình xin chia sẻ thêm kinh nghiệm các cách chữa mà mọi người đang chờ có “chuột bạch”. Và đây là chia sẻ của vài chuột bạch mà mình đã nói chuyện.
– Về việc tiêm thuốc ở Hải Dương, có người khỏi đấy ạ, đa số họ bị rụng tóc cả đầu và rụng lông nữa. Nhưng cách này chắc ko tốt cho phụ nữ đang trong tuổi sinh sản. Có bạn sau tiêm bị rong kinh vài tháng, có bạn chậm có thai.. Sức khỏe sinh sản của nam giới có bị ảnh hưởng ko thì mình ko biết vì ko thân thiết gì chả lẽ đi hoi vấn đề tế nhị ấy??? Tuy nhiên cũng nhiều trường hợp mọc được tóc nhưng sau đó lại rụng ngay. Mẹ mình thì đang lựa thời gian thích hợp để tiêm thuốc này.
_ Về việc rụng tóc liên quan đến các bệnh như có u, gan, thận… hay rụng tóc theo kiểu từng mảng nhưng tóc ko rụng toàn phần mà chỉ gãy ngọn, phần chân tóc mấy hôm sau mới rụng. Dạng này nhìn tổng thể sẽ thấy xung quanh vùng da đầu là vùng tóc lởm chởm, mình thấy rất nhiều người bị dạng này. Miêu tả thật dài dòng mà ko biết mọi người hình dung ra ko nữa. Ảnh đây cho mọi người dễ nắm bắt Loại này các bạn thử dùng tinh dầu NGỌC AM xem sao. Bố bạn mình chữa bằng dầu này, mình thấy có vài người tóc đã mọc rất khỏe, nhưng khi mọc lên rất ngứa. Tóc có tồn tại lâu đc ko thì chờ thêm thời gian nữa mình chia sẻ tiếp. Mẹ mình bôi ko khỏi nhưng cũng ko sao vì chú ấy lấy giá cũng khá mềm nên ko xót xa lắm.
– Hói đầu: một bạn hàng xóm nhà mình bị hói sớm và rất nặng. Hôm vừa rồi thấy tóc đã trở về đầy đủ. bạn ấy chữa bằng thuốc bôi và gội của một bà lang ở Hà Nam, bà ấy ko lấy tiền nên ko biết đắt rẻ thế nào. Nhưng thuốc có tác dụng tốt và nhanh với bạn ấy lắm. Nghe nói bà ấy chuyên trị rụng tóc. Nhưng nói chung cứ phải khỏi cá đã rồi mới tin đc. Ai cần thông tin về bà này thì comment mình sẽ hỏi địa chỉ và số đt giúp.
– Dang rụng từng mảng như mình mô tả thì thuốc của anh chị dân tộc bộ đội dùng vẫn tác dụng tốt nhé. Nhưng nhắc lại là nếu ko đúng dạng này thì đừng phía time và money gọi cho mình nhé. Mình ko giúp đâu ạ vì 100% ko khỏi. Nếu đúng thì 100% khỏi nhé! Mượn hình của một anh đã khỏi
Mà e batoac có vẻ rất thận trọng đấy nhé, cách chữa nào cũng kêu gọi người khác chữa trước, làm chuột bạch trước, nếu thành công thì e mới chữa phải ko? Thôi cố lên e ạ, ánh sáng luôn ở cuối đường hầm mà.

 

 

2.

E xin đóng góp cho các chị một cách ngăn rụng tóc hiệu quả mà e đã tự nguyện làm chuột bạch và kết quả thì e vô cùng mãn nguyện nên phải share ngay cùng mọi người!
trước tiên thì e nói sơ qua một tí về nguyên nhân và biểu hiện của e cho các mẹ, các chị biết, ai sốt ruột thì chỉ cần đọc phần chữ xanh bên dưới thôi ạ !

E rất thích nhuộm tóc, có lần 1 tháng mà e nhuộm 2 lần luôn, e lại hay ăn uống thất thường nên nội tiết cũng rối loạn lung tung, tóc thì ai cũng phải rụng và càng vào mùa thu đông thì đi đâu cũng nghe nhà nhà rụng, người người rụng nhưng e bị rụng nhiều vào khoảng 4,5 tháng nay rồi, càng ngày càng không có dấu hiệu giảm,da đầu thì nhiều gàu, hay ngứa, tóc cực yếu và dễ “lìa đầu” đến mức e vuốt nhẹ thôi là cũng ra cả nắm tóc, gội hoặc chải đầu là một điều khủng khiếp vì nhìn số tóc rơi ra chỉ muốn khóc thôi, khắp sàn nhà e tóc nó thành thảm luôn, tóc con mọc ra cũng rụng nốt, ngày trước học cấp 3, tóc e cực dày vậy mà sau một thời gian rụng, túm lại còn được bằng 3 ngón tay, bố mẹ e cũng xót ruột luôn
E cũng thử dùng nhiều loại dầu gội ngăn rụng (như Dove, Pantene, Thái Dương…) nhưng tình trạng còn bị trầm trọng hơn và càng nhiều gàu nữa chứ
Còn về thuốc thì e cũng uống no luôn (đủ loại vtmin H, B…) nhưng cũng không thấy biến chuyển (hay tại người không hấp thụ được thuốc)
Sau chừng ấy thời gian rụng, tóc mỏng dần và còn nhìn thấy cả da đầu, e phải cắt phăng mái tóc xơ như rơm (giờ chỉ ngắn ngang vai thôi) và đi khám tại viện da liễu, bà phó khoa chơi với bác e nên e chỉ nhờ xem hộ chứ k phải xét nghiệm j, bác ý chỉ soi chân tóc của mình và hỏi có chồng chưa (cái này đặc biệt, vì chị nào có chồng sẽ rụng theo 1 kiểu và ai chưa chồng sẽ rụng kiểu #, đây là vấn đề nội tiết nên rất lằng nhằng) e thì chưa chồng nhưng chỉ biết là trước đó e cũng rối loạn kinh nguyệt mất 2 tháng nên bsi quy thêm cho nguyên nhân nữa là rối loạn nội tiết.
cho nên tổng hợp lại nguyên nhân của e sơ sơ có thể KĐ là do nhuộm tóc và rồi loạn nội tiết ! (e nghĩ thế)
khám xong bác ý cũng kê đơn và dặn là cũng phải uống mất khoảng 2, 3 tháng sẽ khỏi nhưng tính e thì hấp tấp, lại hay nóng ruột nên uống cũng bập bõm. chán đời quá nên đi đâu e cũng than thở, rồi không ngờ thầy thuốc ở đâu lại chính là bà nội iu dấu của e chỉ cho cách dân gian này, đó chính là CÂY NHA ĐAM ( LÔ HỘI)
cách chế “dầu gội siêu re, siêu hiệu quả” này như sau:
– E lấy khoảng 500gr nha đam, gọt vỏ xanh, chỉ lấy thạch bên trong xay nhuyễn cùng với khoảng 3 thìa mật ong (chị nào “chơi sang” thì cho dầu oliu cũng được nhé ) e thì dùng mật ong vì nhà nhiều quá ^^
– Xay xong e chỉ chắt lấy nước (được khoảng 300ml nước ép) rồi phun hết lên tóc, da đầu và để tóc khô, sau đó mới xả lại bằng nước ( các chị đừng đắp cả bã vì nó bám rất bết tóc)
– Nước xay ra có thể để được khoảng 1 tuần nhưng e thì quá sốt ruột với nước ép này hoàn toàn tự nhiên k hề độc hại j nên ngày nào e cũng dùng, có ngày e gội luôn 2 lần sáng – tối , mà nước xay này để lâu cũng có mùi nên e chỉ dùng hết trong ngày.
– e gội khoảng gần 2 tuần thì sờ tóc cũng “có vẻ” láng mượt hơn, vuốt tóc thì sung sướng vô vàn là nó chỉ rụng khoảng 4,5 sợi chứ không thảm họa như trước, tóc con mọc cũng nhiều và cũng có vẻ chắc khỏe hơn (hay tại e sướng quá nên thấy thế)

Lưu ý các chị nữa ( đây là lời khuyên của bác sĩ, e chỉ chuyển lại thôi nhé)
– không nên dùng quá nhiều loại dầu gội đầu, ai hợp loại nào rồi thì cứ thế mà dùng để da đầu không bị kích ứng gây ra rụng
– nếu đã bị rụng nhiều rồi thì đừng thử hết loại dầu ngăn rụng này đến chống rụng khác mà chỉ nên dùng những loại dân giam không hóa chất
– không dùng nước nóng để gội, không sấy, không đụng hóa chất (nhuộm, uốn…) không buộc tóc chặt, không để đầu bấn, không để tóc còn ẩm đi ngủ… bla bla

Đấy là toàn bộ hành trình của e, đơn giản nhưng hiệu quả nhìn thấy luôn, hehe
Song đấy chỉ là đối với bản thân e, còn có người có thể sẽ không hợp, e chỉ có chút chút muốn chia sẻ cho mọi người, chúc các mẹ, các chị “rụng ít tóc” hơn và luôn luôn xinh đẹp !

 

3.

gội đầu bằng bia cũng đỡ đấy ạ

 

4.

100ml dầu dừa, 2ml tinh dầu huơng nhu, 4ml tinh dầu bưởi dùng mát xa trị rụng tóc rất tốt bạn nhé, còn làm mềm mượt tóc nữa

 

5.

Điều đầu tiên là hãy đi xét nghiệm máu xem bạn có bị thiếu máu không? Mình đây rụng quá trời, cứ chạy loanh quanh theo các phương pháp trị rụng tóc, tình cờ kiểm tra sức khỏe định kỳ ở cty, phát hiện thiếu máu, bs kêu uống sắt. Mình uống sắt dạng nước, cơ thể hấp thu nhanh, ko bị nóng nên không nổi mụn hay táo bón. Uống đến hộp thứ 2 (15 ngày) thì tóc giảm rụng hẳn, khoảng chừng 15 sợi/ngày.
Nếu bạn không bị thiếu máu thì mới áp dụng các phương pháp khác nhé.

 

6.

Tình hình của em là sau đợt bệnh giảm cân tóc của e cũng giảm dần, thưa dần, theo kiểu ” tóc đi da đầu ở lại” ấy ạ. đợt đó em bị rụng nhiểu xong áp dụng cách mấy chị chỉ dùng dầu dừa với cả uống thuốc thì thấy cũng đỡ, nhưng được thời gian lại đâu vào đấy, tóc e lại rụng lả tả, te tua . các chị nhìn avatar biết tóc em ban đầu dày và nhiều thế nào, vậy mà nó nỡ rụng làm e trơ cả đầu, tóc có khi không được 1/4 ban đầu nữa ấy ạ. Em tủi thân quá thuốc men đủ kiểu mà không hết, thế được bác em mách cho cách dùng hành tây, em như chết đuối vớ đc phao nên hí húi làm theo. Em lấy 1-1/5 củ hành tây xắt lát r cho vào đun sôi 3-4 phút, sau đó để nguôi, xả tóc sơ bằng nước lạnh, tiếp đó dùng nước nấu hành tây xả đầu r ủ 15-20p, sau cùng gội lại bằng dầu gội bình thường, tuần em ủ 3 lan. Kết quả bất ngờ lắm các mẹ ạ, tóc em đỡ rụng hẳn 80% sau có 2 tuần chăm chỉ ủ Em vui quá cười một mình như đứa điên suốt ngày luôn ấy ạ.Tới nay hơn 3 tháng rồi em thấy tóc rụng ít hẳn, giờ chỉ còn rụng lúc gội đầu vài cọng, lúc chải đầu cũng thấy bớt hẳn, tóc lại chắc, kéo ko rụng như trước, thêm tóc con mọc tua tủa làm em sướng miên man . Đây là kinh nghiệm của em, thấy có hiệu quả nên giới thiệu ngay với các chị, hi vọng giúp ích cho các chị phần nào ạ

Hoặc dùng hành tây và tỏi cũng ok

 

7.

  • E xin đóng góp cho các chị một cách ngăn rụng tóc hiệu quả mà e đã tự nguyện làm chuột bạch và kết quả thì e vô cùng mãn nguyện nên phải share ngay cùng mọi người! trước tiên thì e nói sơ qua một tí về nguyên nhân và biểu hiện của e cho các mẹ, các chị biết!

    E rất thích nhuộm tóc, có lần 1 tháng mà e nhuộm 2 lần luôn, e lại hay ăn uống thất thường nên nội tiết cũng rối loạn lung tung, tóc thì ai cũng phải rụng và càng vào mùa thu đông thì đi đâu cũng nghe nhà nhà rụng, người người rụng nhưng e bị rụng nhiều vào khoảng 4,5 tháng nay rồi, càng ngày càng không có dấu hiệu giảm,da đầu thì nhiều gàu, hay ngứa, tóc cực yếu và dễ “lìa đầu” đến mức e vuốt nhẹ thôi là cũng ra cả nắm tóc, gội hoặc chải đầu là một điều khủng khiếp vì nhìn số tóc rơi ra chỉ muốn khóc thôi, khắp sàn nhà e tóc nó thành thảm luôn, tóc con mọc ra cũng rụng nốt, ngày trước học cấp 3, tóc e cực dày vậy mà sau một thời gian rụng, túm lại còn được bằng 3 ngón tay, bố mẹ e cũng xót ruột luôn E cũng thử dùng nhiều loại dầu gội ngăn rụng (như Dove, Pantene, Thái Dương…) nhưng tình trạng còn bị trầm trọng hơn và càng nhiều gàu nữa chứ. Còn về thuốc thì e cũng uống no luôn (đủ loại vtmin H, B…) nhưng cũng không thấy biến chuyển (hay tại người không hấp thụ được thuốc)

    Sau chừng ấy thời gian rụng, tóc mỏng dần và còn nhìn thấy cả da đầu, e phải cắt phăng mái tóc xơ như rơm (giờ chỉ ngắn ngang vai thôi) và đi khám tại viện da liễu, bà phó khoa chơi với bác e nên e chỉ nhờ xem hộ chứ k phải xét nghiệm j, bác ý chỉ soi chân tóc của mình và hỏi có chồng chưa (cái này đặc biệt, vì chị nào có chồng sẽ rụng theo 1 kiểu và ai chưa chồng sẽ rụng kiểu #, đây là vấn đề nội tiết nên rất lằng nhằng) e thì chưa chồng nhưng chỉ biết là trước đó e cũng rối loạn kinh nguyệt mất 2 tháng nên bsi quy thêm cho nguyên nhân nữa là rối loạn nội tiết.cho nên tổng hợp lại nguyên nhân của e sơ sơ có thể KĐ là do nhuộm tóc và rồi loạn nội tiết ! (e nghĩ thế) khám xong bác ý cũng kê đơn và dặn là cũng phải uống mất khoảng 2, 3 tháng sẽ khỏi nhưng tính e thì hấp tấp, lại hay nóng ruột nên uống cũng bập bõm. chán đời quá nên đi đâu e cũng than thở, rồi không ngờ thầy thuốc ở đâu lại chính là bà nội iu dấu của e chỉ cho cách dân gian này, đó chính là CÂY NHA ĐAM (LÔ HỘI) cách chế “dầu gội siêu re, siêu hiệu quả” này như sau:

    – E lấy khoảng 500gr nha đam, gọt vỏ xanh, chỉ lấy thạch bên trong xay nhuyễn cùng với khoảng 3 thìa mật ong (chị nào “chơi sang” thì cho dầu oliu cũng được nhé ) e thì dùng mật ong vì nhà nhiều quá ^^

    – Xay xong e chỉ chắt lấy nước (được khoảng 300ml nước ép) rồi phun hết lên tóc, da đầu và để tóc khô, sau đó mới xả lại bằng nước ( các chị đừng đắp cả bã vì nó bám rất bết tóc)

    – Nước xay ra có thể để được khoảng 1 tuần nhưng e thì quá sốt ruột với nước ép này hoàn toàn tự nhiên k hề độc hại j nên ngày nào e cũng dùng, có ngày e gội luôn 2 lần sáng – tối , mà nước xay này để lâu cũng có mùi nên e chỉ dùng hết trong ngày.

    – e gội khoảng gần 2 tuần thì sờ tóc cũng “có vẻ” láng mượt hơn, vuốt tóc thì sung sướng vô vàn là nó chỉ rụng khoảng 4,5 sợi chứ không thảm họa như trước, tóc con mọc cũng nhiều và cũng có vẻ chắc khỏe hơn (hay tại e sướng quá nên thấy thế) Lưu ý các chị nữa ( đây là lời khuyên của bác sĩ, e chỉ chuyển lại thôi nhé)

    – không nên dùng quá nhiều loại dầu gội đầu, ai hợp loại nào rồi thì cứ thế mà dùng để da đầu không bị kích ứng gây ra rụng

    – nếu đã bị rụng nhiều rồi thì đừng thử hết loại dầu ngăn rụng này đến chống rụng khác mà chỉ nên dùng những loại dân giam không hóa chất

    – không dùng nước nóng để gội, không sấy, không đụng hóa chất (nhuộm, uốn…) không buộc tóc chặt, không để đầu bấn, không để tóc còn ẩm đi ngủ… bla bla

    Đấy là toàn bộ hành trình của e, đơn giản nhưng hiệu quả nhìn thấy luôn, hehe

    Song đấy chỉ là đối với bản thân e, còn có người có thể sẽ không hợp, e chỉ có chút chút muốn chia sẻ cho mọi người, chúc các mẹ, các chị “rụng ít tóc” hơn và luôn luôn xinh đẹp !

8.

Chào cả nhà
Mình có 1 cách chữa rụng tóc rất hiệu nghiệm và làm đẹp tóc nữa. Mình bị rụng tóc có thể nói là mãn tính nhất là vào mùa thu. Mỗi lần gội đầu mình thường phải lấy cái rổ để hứng tóc rụng và việc chải đầu mình cũng phải hạn chế. Mình hạn chế tất cả những động tác sờ lên đầu vì tóc rụng rất nhiều. Mình tìm tòi, và áp dụng rất nhiều cách chữa. Từ dầu gội trị rụng tóc, gội đầu bằng bồ kết…, uống vitamin nhưng đều không ăn thua gì hết. Cách đây gần 1 tháng mình được 1 người bạn mách cho cách cải thiện tóc rụng và yếu. Mình đã làm thử và thật ngạc nhiên là lượng tóc rụng giảm rõ dệt, lúc chải đầu chỉ còn rụng vài 3 sợi tóc thôi.
Nguyên liệu:
– Tinh dầu dừa: 02 thìa ăn phở
– Lòng đỏ trứng: 01 quả (tóc dầy và dài các bạn có thể dùng 2 lòng đỏ trứng gà)
– Mật ong
– Nước cốt chanh: 1/2 thìa
Cách làm:
Hâm nóng tinh dầu dừa sau đó cho lòng đỏ trứng gà và các hỗn hợp còn lại vào đánh đều lên. Lấy bông tẩy trang nhúng hỗn hợp vừa làm lên hết chân tóc rồi đến ngọn tóc (bôi đều từng lớp) sau đó dùng các ngón tay massage da đầu cho thấm đều vào da đầu. Lấy mũ nilon đội vào khoảng 1 tiếng đem gội lại với dầu gội đầu và dầu xả (chú ý là dầu xả các bạn bôi cách chân tóc tối thiểu 1cm, chủ yếu là phần ngọn tóc).
Bạn làm thường xuyên 1 tuần 1 đến 2 lần, bạn sẽ thấy kết quả thật tuyệt.
Chúc các bạn thành công nha!!!

9.

ình mới làm như thế này,không biết có khả quan hơn không,nhưng lần đầu làm mình thấy tóc mượt mềm mại bạn ạ : trái bồ kết nướng sơ (cái này nướng nhanh lắm,bồ kết dễ cháy mà),rồi bẻ nhỏ từng quả,cho vào nồi sao qua sao lại(cái này cũng nhanh,nên bạn đừng lười biếng nhé),rồi đun sôi.Vì da mình dầu,có gàu nữa nên mình gội sơ qua dầu gội (mình dùng pantene) cho đỡ bết sau khi gội.

Lần 1 : nước bồ kết để nguội pha thêm 1 ít nước lạnh + nửa quả chanh rồi gội.

Lần 2 : gội bằng nước lạnh + nửa quả chanh.Mỗi lần gội lấy cỡ 4 quả bỏ vào đun sôi để gội.Bạn bỏ ra 15′ để nướng và sao bồ kết,rồi cho vào bao ni lông cất đi,khi nào gội đem ra 1 ít đun sôi lên gội là thấy ko có lích kích.Diễn đàn mình có topic như của bạn đó,bạn vào đó hỏi xem,mình mấy bữa nay cũng loanh quanh ở topic đó mà
Cách này có người hợp người không,nhưng mình nghĩ bạn nên thử vì dù sao cũng là thiên nhiên mà.

10.

Xin thưa vs cả nhà là hôm nay e đã gội đầu bằng bồ kết và chanh.
Vì tóc e 2 ngày chưa gội nên nó hơi bết và ngứa nên e đã pha 1 tí muối vs 1 ít dầu gội để gội qua. sau đó e gội bằng bồ kết và chanh như e học của các chị trên này. kết quả là lúc gội tóc vẫn rụng nhưng ít hơn lần trc. thấy rõ là ít hơn ấy ạ. và khi gội xong đúng là hơi lâu khô hơn lần trc, nhưng khi khô r thì e thấy vuốt nó k ra 1 mớ như những lần trc, nó có ra thì cũng lèo tèo vài cọng thôi ạ. Đây là thử nghiệm lần đầu nên e thấy thế là khá khả quan.
Lần sau e sẽ gội trc khi đầu quá bẩn vì nếu đầu quá bẩn mà k gội qua 1 lần bằng dầu gội thì chắc sẽ bết chặt lại khó khô ạ

 

11.

Thời gian trc mình cũng bị rụng tóc y như cả nhà.Rụng nhiều lắm luôn.Chải đầu,vuốt tóc hay gội đầu đều rụng 1 đống.Nằm xong ngồi dậy nhìn gối cũng thấy tóc rụng ra.Mình thuộc dạng da dầu,cũng có gầu và hay ngứa đầu.Nên gội đầu chả bao h dám dùng dầu xả.Mà gội Clear là cực kỳ rụng tóc nhé.Mình thử mấy loại dầu gội quảng cáo trên TV chống rụng tóc,mua về xài thử đều chả ăn thua,xài chanh cũng vậy.Vừa rồi thử mua cái loại Dove mới quảng cáo trên TV ý,về xài thấy đỡ phết,trc rụng tóc mà vo lại phải gần = đầu ngón chân cái chỗ tóc đấy.Từ hồi xài cái Dove đó thấy rụng ít lắm.Vài sợi thôi.Bữa nào đầu ngứa vì gầu thì mình lại gội = H & S.K xài dầu xả Mẹ nào thử dùng coi có hợp ko?
Mà các mẹ,các chị ăn nhiều rau xanh,hoa quả nữa.Cop cho các mẹ 1 số thông tin nhé
Trứng và thịt gà:Tóc cần rất nhiều protein, vì vậy một chế độ ăn giàu protein là cách tuyệt vời để ngăn ngừa tóc gãy rụng và cải thiện sự phát triển của mái tóc. Thiếu protein sẽ gây ra hiện tượng tóc bị giòn và yếu. Thịt gà và trứng rất giàu protein, vì vậy thường xuyên sử dụng 2 loại thực phẩm này là cách để bạn cung cấp đầy đủ lượng protein cho cơ thể.Các chất có trong thịt gà giúp bạn dễ dàng hấp thụ sắt, đó là chất cần thiết để tạo ra hemoglobin giúp vận chuyển oxy đến các cơ quan và các mô. Trứng là nguồn cung cấp lưu huỳnh giúp các nang tóc phát triển. Lưu huỳnh thúc đẩy tăng trưởng tóc bằng cách cải thiện lưu thông máu đến da đầu, làm giảm viêm và ngăn ngừa rụng tóc. Trứng cũng chứa rất nhiều biotin và vitamin B12 là những loại dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc làm đẹp.
YẾN MẠCH:Yến mạch không chỉ cung cấp nguồn năng lượng bền vững mà còn giúp duy trì màu tóc sáng và có thể ngăn rụng tóc. Yến mạch có chứa các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của tóc như kali, phốt pho và magiê. Có thể nói yến mạch là tất cả các loại thực phẩm siêu tốt dành cho tóc.
GIÁ ĐỖ:Giá đỗ có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho một mái tóc khỏe mạnh như silica và thực phẩm cực kỳ tốt để ngăn ngừa tóc gãy rụng. Cơ thể sử dụng silica để hấp thụ vitamin và khoáng chất, vì vậy ngay cả khi bạn thường xuyên bổ sung vitamin và khoáng chất nhưng nếu cơ thể không có silica thì bạn cũng chẳng thể hấp thụ được chúng. Tóc phát triển từ các nang trong da và cần các chất dinh dưỡng để hình thành các tế bào mới và sản xuất tóc mới.
TRÁI CÂY KHÔ VÀ CÁC LOẠI HẠT:Trái cây khô và các loại hạt là nguồn cung cấp vitamin E. Vitamin E làm tăng tuần hoàn máu ở da đầu và chất inositol có trong loại thực phẩm này có tác dụng duy trì sức khỏe cho chân tóc. Quả óc chó, hạnh nhân và hạt điều là nguồn cung cấp chất kẽm quan trọng. Tóc sẽ bị gãy rụng nếu cơ thể bị thiếu kẽm, vì vậy mà chúng là loại thực phẩm tuyệt vời giúp bạn ngăn ngừa hiện tượng này.
TRÁI CÂY TƯƠI:Táo, dâu, chuối, cam và dưa hấu là những loại trái cây tốt nhất cung cấp đầy đủ những loại dinh dưỡng cần thiết giúp mái tóc bạn không bị gãy rụng.
RAU XANH LÁ ĐẬM:Bông cải xanh và rau bina là nguồn cung cấp vitamin A và vitamin C tuyệt vời và là nơi sản xuất bã nhờn. Bã nhờn là chất nhờn tiết ra từ nang tóc giúp tóc không bị khô. Bên cạnh đó, rau lá xanh đậm cũng là nguồn thực phẩm rất giàu canxi và sắt, những loại thực phẩm cần thiết cho sức khỏe mái tóc.
CÁ HỒI:Cà hồi là nguồn cung cấp protein, axit béo omega-3, vitamin B12 và sắt. Axit béo omega-3 là loại chất cần thiết cho sức khỏe da đầu. Nếu bạn là người ăn chay, bạn có thể thay thế cá hồi bằng cách thêm 1 – 2 muỗng dầu hạt lanh vào chế độ ăn hàng ngày.
HẢI SẢN:Hải sản là loại thực phẩm rất quan trọng trong việc duy trì sự tăng trưởng cho mái tóc. Cá cung cấp lưu huỳnh và axit béo cần thiết để giữ gìn sức khỏe cho mái tóc. Các loại thực phẩm giàu chất kẽm như hàu, tôm, sò rất tốt trong việc ngăn ngừa tóc gãy rụng.
NƯỚC:Uống 8 – 9 ly nước mỗi ngày sẽ giúp vẫn chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết để mái tóc khoẻ mạnh. Uống nước nhiều sẽ giúp các sợi tóc có được lượng nước cần thiết, từ đó tránh hiện tượng tóc bị khô và gãy rụng.

CÁI RĂNG CÁI TÓC LÀ GÓC CON NGƯỜI.CHÚC CẢ NHÀ LUÔN XINH ĐẸP VÀ RẠNG NGỜI

12.

trước khi gội đầu bạn lên hòa ít muối vào nước . rồi lấy nước đó gội bình thường. ban thử đi khám xem mình có bị bệnh nấm da đầu ko nhé

 

Cách trị rụng tóc hiệu quả

Cách trị rụng tóc hiệu quả

Trong những năm gần đây các bệnh lý về tóc có dấu hiệu gia tăng nhiều hơn. Vậy đâu là nguyên nhân và cách trị rụng tóc hiệu quả nhất? Bài viết này sẽ giới thiệu một số thông tin giúp bạn đọc chữa rụng tóc thành công và có một mái tóc đẹp.

Ngày đăng: 21-11-2013

1,286 lượt xem

Cách trị rụng tóc hiệu quả cần tuân thủ những gì?

Thời gian qua Greenmax Hair Clinic nhận được rất nhiều câu hỏi qua điện thoại, email, thư tay từ khắp nơi ở cả trong và ngoài nước hỏi về thông tin bệnh rụng tóc: Nguyên nhân rụng tóc? Triệu chứng rụng tóc bệnh lý? Chữa bệnh rụng tóc ở đâu? Cách trị rụng tóc hiệu quả? Cách chữa bệnh rụng tóc? Thuốc chống rụng tóc tốt nhất là loại nào? Thuốc chữa rụng tóc tốt nhất là gì? Cấy tóc ở đâu?… và còn rất nhiều câu hỏi khác nữa.

Cách trị rụng tóc hiệu quả luôn được rất nhiều người quan tâm

Cách trị rụng tóc hiệu quả cần có những lưu ý gì? Thực hiện như thế nào là mối quan tâm của rất nhiều người bệnh. Nhằm giải đáp các thắc mắc của quý vị, cung cấp thêm thông tin cần thiết về mái tóc, cách chăm sóc, nuôi dưỡng, chữa trị rụng tóc chúng tôi xin giới thiệu bài viết của Tritrologist Huyen Nguyen Thanh – người Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp chuyên ngành Tóc và Da đầu tại Úc để các bạn rộng đường tham khảo.

1. Tổng quan về bệnh rụng tóc.

Hàm răng, mái tóc là góc con người. Xưa kia túng thiếu, nghèo đói chỉ lo đến miếng ăn chẳng mấy chú ý tới chăm sóc tóc. Ngày nay khi chất lượng cuộc sống tăng cao, mọi người bắt đầu để ý, hướng tới cái đẹp trong đó có mái tóc. Vậy nguyên nhân rụng tóc là gì? Do đâu? Nếu không chuẩn đoán đúng nguyên nhân thì việc chữa trị sẽ cho tỉ lệ thành công thấp.

2. Nguyên nhân rụng tóc:

1.     Rụng tóc sinh lý bình thường (thay tóc)

2.     Rụng tóc do di truyền

3.     Rụng tóc bệnh lý (mắc 1 bệnh nào đó gây rụng tóc)

4.     Rụng tóc do nhiễm hóa chất (thuốc nhuộm, nhiễm độc cơ thể)

5.     Rụng tóc do rối loạn nội tiết

6.     Rụng tóc sau khi sinh con

7.     Rụng tóc do tật bứt, nhổ tóc hoặc buộc tóc quá chặt

8.     Rụng tóc do hóa trị, xạ trị ung thư

9.     Rụng tóc do rối loạn hệ miễn dịch

10.   Rụng tóc do thiếu chất (ăn kiêng kéo dài, đái tháo đường, tăng hoặc giảm cân nhanh và bất thường)

……

Tóc rụng nhiều khiến bạn lo lắng, bạn đang tìm cách trị rụng tóc nào hiệu quả hơn?

 

3. Các cấp độ rụng tóc:

Nếu rụng do di truyền (còn gọi là chứng hói đầu tiến triển) thì được chia làm 8 cấp độ đối với Nam và 3 cấp độ với Nữ.

Ở các cấp độ thấp thì việc chữa trị sẽ nhanh, ít tốn kém hơn. Mặc dù một số trường hợp không khỏi được nhưng ít ra cũng làm kéo dài quá trình Anagen và chậm hói đầu khống chế không để nó diễn ra nhanh quá mức.

Các trường hợp rụng tóc từng mảng, rụng tóc toàn bộ, rụng toàn bộ tóc, lông trên cơ thể thì không chia theo cấp độ nào mà chia theo các giai đoạn ủ bệnh, phát bệnh, tái phát bệnh và chấm dứt hẳn.

4. Các phương pháp chữa rụng tóc hiện nay

4.1 Sử dụng các bài thuốc dân gian chữa rụng tóc

4.2 Đi khám, uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ da liễu

4.3 Tìm mua các thuốc bôi, xức, xịt trực tiếp lên chân tóc và da đầu

4.3 Tiêm thuốc vào bắp hoặc da đầu (bepanthene, biotin, Mésothérapie…) tại các thẩm mỹ viện hoặc bệnh viện

4.4 Cấy tóc

4.5 Chữa rụng tóc bằng công nghệ ánh sáng

Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Việc áp dụng theo phương pháp nào tùy thuộc vào nhận thức của người bệnh về nguyên nhân có thể xảy ra đối với họ và trình độ, kinh nghiệm chuẩn đoán của bác sỹ.

Cách trị rụng tóc phổ biến hay được người rụng tóc sử dụng là gì?

 

Khi mắc bệnh rụng tóc người bệnh thường có hành động sau:

Cách 1: Lên mạng, vào google tìm kiếm các thông tin về “chữa rụng tóc”, “thuốc mọc tóc”, “nguyên nhân rụng tóc” …sau khi có một số thông tin cơ bản họ bắt đầu hành động theo nhận thức của mình.

Ưu điểm: Thông tin phong phú, đa dạng, đỡ tốn kém

Nhược điểm: Thông tin có thể không chính xác, độ tin cậy chưa cao.

Cách 2:Tâm sự với bạn bè, người thân, hỏi thăm trên 1 số diễn đàn với hi vọng ai đã từng gặp trường hợp rụng tóc giống mình, đã chữa ở đâu? Thuốc gì? Dùng bao lâu?… và bắt chước tự mua thuốc chữa.

Ưu điểm: Nhanh, được hướng dẫn chi tiết, nhiệt tình.

Nhược điểm: Không phải rụng tóc ở mọi người đều giống nhau. Việc phân loại rụng tóc đôi khi là rất khó chính xác ngay cả với bác sỹ chuyên khoa. Thuốc của người này chưa chắc đã khỏi cho người khác.

Cách 3: Đến bệnh viện da liễu khám và điều trị theo đơn thuốc

Ưu điểm: Đến đúng địa chỉ, chi phí thấp

Nhược điểm: Tốn thời gian đi lại, chờ đợi, bệnh nhân đông bác sỹ khám qua loa. Cho thuốc uống theo danh mục có sẵn, thường là cho uống thuốc bổ, tỉ lệ khỏi bệnh thấp. Nếu sau vài lần đến da liễu mà tóc vẫn rụng nhiều bệnh nhân dễ mất niềm tin vào chữa trị bệnh rụng tóc

Cách 4: Khám và chữa rụng tóc tại các thẩm mỹ viện

Ưu điểm: Phục vụ nhiệt tình, chu đáo. Thái độ thân thiện, cởi mở, có sự trao đổi trực tiếp với bác sỹ trước trong và sau điều trị.

Nhược điểm: Chi phí rất cao, mặc dù đã chữa ở các bệnh viện công lập nhưng bệnh rụng tóc chưa được cải thiện nên khi nghe quảng cáo chữa khỏi cũng bấm bụng tới thử.

Cách 5: Dùng thực phẩm chức năng.

Sau hàng loạt các cách trên mà không khỏi thì người bệnh dễ bị dụ dỗ bởi các thực phẩm chức năng như là những thần dược khi được quảng cáo dày đặc trên tivi, báo, đài…

Ưu điểm: có thể mua hàng tại nhà rất dễ dàng, là viên nang uống cũng rất thuận tiện.

Nhược điểm: Chi phí cao, cũng chẳng khác gì các loại vitamin được bác sỹ kê, có điều đây là hàng ngoại, bao bì đẹp tưởng là hiệu quả nhưng dùng mãi không thấy tóc bớt rụng, chẳng thấy tóc mọc cũng ngán tiền.

Cách 6: Lựa chọn theo linh cảm

Có bệnh vái tứ phương. Sau khi được người giới thiệu. Điện thoại cho số tư vấn, hỏi về nguyên nhân, tình trạng, cách chữa. Nếu thấy hợp lý, có lý thì theo.

Ưu điểm: Được hướng dẫn tư vấn tận tình

Nhược điểm: Nếu không mô tả thật kỹ hoặc đến khám, kiểm tra thực tế rất dễ mua nhầm thuốc. Hoặc không đúng thuốc sẽ cho hiệu quả điều trị thấp.

Greenmax luôn nghiên cứu và tìm cách trị rụng tóc hiệu quả nhất

5. Cách chữa trị rụng tóc hiệu quả

Bước 1: Chuẩn đoán đúng nguyên nhân rụng tóc. Tùy thuộc trình độ bác sỹ, thiết bị máy móc, kết hợp với tham vấn tiền sử bệnh nhân. Nếu làm đúng bước này tỉ lệ thành công tới hơn 80%

Bước 2: Theo đúng phác đồ điều trị của bác sỹ hoặc chuyên gia tóc. Có mối liên hệ chặt chẽ trong suốt quá trình điều trị.

Bước 3: Tái kiểm tra đánh giá kết quả điều trị ban đầu. Quan sát màu tóc, mật độ tóc bằng mắt thường. Dùng thiết bị chuyên dụng so sánh hình ảnh trước và dau điều trị. Đếm số lượng chân tóc cũ, mới/1cm2; đo đường kính sợi tóc, màu tóc… tình trạng da đầu. Test thử mức độ rụng trước và sau thời gian điều trị…

Bước 4: Khuyến nghị dừng điều trị/ tiếp tục điều trị/ thay đổi thuốc điều trị. Tái kiểm tra lần 2, lần 3, lần 4 tùy theo mức độ tình trạng bệnh rụng tóc cụ thể từng cá nhân.

Để chữa rụng tóc hiệu quả ngoài việc trị liệu theo đơn thuốc của bác sỹ bạn cũng cần có những thay đổi như sau:

Chế độ dinh dưỡng luôn là cái gốc của sự sống. Tóc cũng vậy, nếu ăn uống thiếu chất hay cơ thể không hấp thụ được các dinh dưỡng chần thiết thì cần phải bổ sung bằng các loại vitamin, thuốc.

Hạn chế sử dụng các hóa chất làm tổn hại đến tóc. Chỉ nên nhuộm tóc mỗi năm 1-2 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 6 tháng.

Thường xuyên mát xa da đầu, tăng lưu thông và tuần hoàn máu đến các nang tóc giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho tóc.

Chăm sóc tóc  khoảng 2 tuần/lần nên dùng mặt nạ thảo dược dưỡng tóc để cân bằng độ ẩm da đầu giúp tóc óng mượt và chắc khỏe hơn.

Bác sỹ Tóc và Da đầu Huyen Nguyen Thanh – Greenmax Hair Clinic

Rụng tóc từng mảng hãy gặp bác sỹ

Rụng tóc từng mảng hãy gặp bác sỹ

Bỗng dưng trên đầu xuất hiện một mảng tròn nhẵn mất tóc mà bạn chẳng biết tại sao lại như vậy? Khi bị rụng tóc từng mảng tốt nhất là nên tìm gặp một bác sỹ hơn là tự chữa bởi đây là một chứng bệnh khó trị nhất trong rụng tóc. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị cho bệnh rụng tóc từng mảng. Chữa rụng tóc từng mảng như thế nào là câu hỏi làm đau đầu không chỉ người bệnh mà cả các bác sỹ chuyên khoa.

Ngày đăng: 02-10-2013

1,882 lượt xem

Rụng tóc từng mảng là kiểu rụng tóc khiến người mắc phải khó chịu nhất, khổ sở nhất, và gây mất thẩm mỹ nhất trong các hình thái rụng tóc.

Rụng tóc từng mảng nhưng xuất hiện nhiều mảng

Rụng tóc từng mảng kiểu nhiều mảng nhỏ (Multilocularis)

Mới đây khi chia sẻ với Greenmax anh Chương – 43 tuổi, quận Hoàng Mai cho biết ông mất tự tin và thấy ngại ngùng vô cùng khi mắc phải chứng bệnh này. Vuốt nhẹ lên đầu tóc rơi cả mảng, chỉ hơn 2 tuần tóc rụng lởm chởm nhìn chẳng giống ai. Là trưởng họ, mỗi lần có việc họp mặt ai nhìn thấy cũng suýt xoa, ái ngại. Lúc ngồi ăn cỗ chẳng ai muốn ngồi chung mâm mới mình (điều mà trước kia không hề xảy ra) có lẽ ai cũng nghĩ mình bị ung thư hoặc ngồi gần sợ lây! Đi khám các bệnh viện cũng chẳng thấy có bệnh gì. Đến da liễu khám rồi uống thuốc nhưng vẫn bị rụng nhiều hơn. Rồi tôi quyết định cạo trọc luôn và lúc nào cũng đội cái mũ nồi trên đầu. Nóng và khó chịu lắm, bỏ mũ ra thì người ngoài nhìn vào mình cứ thấy ngài ngại…

Những mảng tóc bị mất đi lộ ra những vùng da đầu nhẵn

Những vòng tròn nhẵn trơn xuất hiện rải rác là biểu hiện của rụng tóc từng mảng

Đặc điểm của rụng tóc từng mảng đó là trên đầu bỗng dưng xuất hiện một mảng tóc rụng hình tròn, kích thước của mảng này đủ các kích cỡ nhưng phổ biến từ 1-5 cm2. Có thể ban đầu chỉ là một mảng nhỏ như hình đồng xu rồi lan rộng ra, có thể xuất hiện nhiều mảng cùng lúc làm cho tóc nham nhở nhìn rất khó coi. Quan sát bằng mắt thường thấy vùng da nơi mảng tóc bị rụng đi trơn và nhẵn bóng, bề mặt da không có biểu hiện gì khác lạ.

Rụng tóc từng mảng kiểu đặc biệt

Rụng tóc từng mảng gây mất thẩm mỹ làm người bệnh thiếu tự tin

Rụng tóc từng mảng không gây đau đớn, cũng chẳng ngứa ngáy gì cả nên đôi khi người bệnh không tự phát hiện ra mà chỉ khi đi cắt tóc hay gội đầu hoặc làm tóc ở ngoài tiệm mới biết trên đầu mình có một mảng tóc sờ vào thấy nhẵn. Lúc này vùng rụng tóc đã bị lan rộng hoặc có thêm nhiều vùng rụng khác nằm rải rác. Bệnh nhân thấy cơ thể vẫn khỏe mạnh bình  thường, tâm lý lo lắng, đi khám hoặc xét nghiệm máu, tuyến giáp… đều nằm trong ngưỡng an toàn.

Rụng tóc từng mảng chủ yếu xảy ra do hệ miễn dịch của bệnh nhân hoạt động quá mức, và nó cho rằng các nang tóc là các vật thể lạ từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể uy hiếp chúng. Lúc này hệ miễn dịch sẽ tiêu diệt các nang tóc làm vùng rụng tóc nhẵn bóng. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì nguyên nhân rụng tóc từng mảng chưa được xác định chính xác và vẫn đang dừng lại ở giả thuyết. Một trong những giả thuyết được chấp nhận và sử dụng rộng rãi đó là rối loạn hệ miễn dịch như đã nêu ở trên.

Anh Ngọc – 38 tuổi chủ trang trại ở Bình Phước nhớ lại chỉ sau 1 lần phun thuốc rầy cho vườn trái cây sau nhà do không đội nón mũ, khẩu trang vì nghĩ rằng có ít phun một tý là xong. Sau lần đó anh cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đưa tay lên đầu tóc rơi xuống cả mảng (anh mô tả như chó rụng lông). Đúng 1 tháng sau đầu không còn một sợi tóc nào cả. Theo như suy luận rất có thể trường hợp của anh bị phơi nhiễm hóa chất.

Từ rụng tóc từng mảng chuyển sang rụng toàn bộ

Rụng tóc từng mảng có thể chuyển sang rụng toàn bộ tóc nếu không điều trị

Thuốc đặc trị rụng tóc từng mảng đã được nghiên cứu sản xuất ở Đài Loan theo đơn đặt hàng của AIT (Hiệp hội tóc và da đầu của Úc), thuốc có tên Feratin, tuy nhiên chi phí khá cao cho 1 đợt điều trị (khoảng 3000 – 4000 USD). Thuốc có tác dụng bổ sung các amino axit chống lại sự tàn phá gây ra bởi hệ miễn dịch tấn công nhầm.

Với bệnh rụng tóc từng mảng khi hệ miễn dịch cân bằng trở lại, thường tóc ở rìa ngoài sẽ mọc trước, mảng tóc rụng được thu nhỏ dần, một số người tóc mọc lại sẽ có màu bạc. Bệnh này cũng thường hay tái phát lại 1-2 lần tùy theo hệ miễn dịch của từng người.

 

Rụng tóc từng mảng xảy ra ở một phụ nữ

Chị Ngọc đã lãnh hậu quả do tự chữa Rụng tóc từng mảng bởi hành tây và tỏi.

Khi bị rụng tóc từng mảng không nên tự chữa cho mình mà nên khám ngay tại các cơ sở y tế để có hướng điều trị phù hợp. Một ví dụ của chị Ngọc – Giáo viên trường tiểu học Hoài Đức, Hà Nội ban đầu bị rụng một mảng nhỏ bằng khoảng 3 đầu ngón tay khám chữa ở bệnh viện Huyện không có kết quả đã lên mạng Internet tìm kiếm thấy bài thuốc chữa rụng tóc từ tỏi, hành tây.  Chị Ngọc đắp “hỗn hợp” đó lên da đầu mong tóc mọc lại nhưng hiệu quả chẳng thấy mà hậu quả vô cùng nặng nề đó là nang tóc bị phá hủy vĩnh viễn không khôi phục lại được do bỏng da đầu dưới sức nóng của hành, tỏi. Da đầu như bị lột bởi nước sôi. Giờ chị phải dùng kẹp tóc mai để cố định tóc che phần đầu hói của mình.

Rụng tóc từng mảng có thể xảy ra ở nam và nữ, già hay trẻ đều có thể bị mắc chứng bệnh này. Hãy yên tâm là nó không nguy hiểm tới tính mạng như nhiều người từng nghĩ nhưng gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh mất tự tin trong cuộc sống hàng ngày

Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Fluoxetine (Prozac), an SSRI

The chemical structure ofvenlafaxine (Effexor), an SNRI

Thuốc chống trầm cảm (antidepressant) được khám phá trong thập niên 1950 và qua nhiều năm nghiên cứu và ứng dụng trong y học, trở thành một trong những loại thuốc thông dụng nhất hiện nay. Thuốc chống trầm cảm được sử dụng để điều trị rối loạn trầm cảm và một số bệnh khác như: dysthymia, anxiety disorders, obsessive compulsive disorder, Rối loạn ăn uống, chronic pain, neuropathic pain and, in some cases, dysmenorrhoea, snoring,migraines, Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), substance abuse  sleep disorders. Chúng có thể được sử dụng đơn liều hoặc kết hợp với các nhóm thuốc khác.

Các nhóm thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng bao gồm: thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs), thuốc ức chế tái hấp thu serotonin–norepinephrine (SNRIs), thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs) and thuốc ức chế enzyme monoamine oxidase (MAOIs). Ngoài ra còn một số thuốc có thể sử dụng như buprenorphine.[1] tryptophan,[2] low-dose antipsychotics,[3] St John’s wort and benzodiazepines, which can improve the short-term response of antidepressants when used together but carry a risk of physical dependence with reduced effect over time as well as withdrawal symptoms.[4]

Một số liệu pháp điều trị không cần thuốc như:tâm lý trị liệu, sock điện, châm cứu, thể dục[5]

Có khoảng 30 loại thuốc chống trầm cảm, phần lớn nằm vào một trong 4 loại sau:

  • Tricyclics (thuốc chống trầm cảm ba vòng)
  • MAOIs (thuốc ức chế enzyme Monoamine oxidase)
  • SSRIs (thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc trên Serotonin)
  • SNRIs (thuốc ức chế tái hấp thu trên Serotonin và Noradrenaline)

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trước thập niên 50, nhóm thuốc gây nghiện opioic  amphetamines là những thuốc thông thường sử dụng điều trị bệnh trầm cảm. Sau khi các nhóm này bị quản lý chặt chẽ do nhiều tác dụng phụ và gây nghiện.[6] Cao chiết từ thực vật St John’s wort cũng có thể sử dụng như “thuốc bổ thần kinh” để làm giảm nhẹ triệu chứng bệnh trầm cảm.[7]

Isoniazid, iproniazid, imipramine[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1951, Irving Selikoff  Edward Robitzek, làm việc cho bệnh viện Sea View Hospital trên đảo Staten Island, đã bắt đầu thử nghiệm lâm sàng với thuốc kháng lao của hãng Hoffman-LaRoche  isoniazid  iproniazid trên những bệnh nhân có tiên lượng xấu. Kết quả là tinh thần bệnh nhân được cải thiện hơn và họ chấp hành kỉ luật hơn.”[8] Triển vọng từ ca thử lâm sàng trên đã tạo ra dư luận sôi nổi.

Năm 1952, Khi nghiên cứu tác dụng phụ gây kích động của isoniazid, bác sĩ tâm thần Max Lurie thử nghiệm trên các bệnh nhân. Trong những năm sau đó, Max Lurie và Harry Salzer ghi nhận rằng isoniazid cải thiện được tình trạng trầm cảm ở 2 phần 3 bệnh nhân của họ và đặt ra khái niệm chống trầm cảm.[9] Một sự kiện tương tự cũng xảy ra ở Paris, Ở đây Jean Delay, trưởng khoa tâm thần tại bệnh viện Sainte-Anne Hospital tiếp nhận thông tin về tác dụng này từ các đồng nghiệp là bác sĩ phổi tại bệnh viện Cochin Hospital. Năm 1952, trước Lurie và Salzer, Delay đã ghi nhận ảnh hưởng có lợi của isoniazid trên bệnh nhân trầm cảm tại khu dân cư Jean-Francois Buisson.[10] Vì độc hại của iproniazid nên tác dụng chống trầm cảm của chúng ít được quan tam,[9] Mặc dù chúng vẫn còn được sử dụng điều trị bệnh lao]]. Cơ chế chống trầm cảm của isoniazid vẫn chưa rõ. Nhưng có thể suy đoán rằng là do ức chế diamine oxidase, kèm theo ức chế yếu monoamine oxidase A.[11]

Thế hệ thuốc chống trầm cảm thứ 2[sửa | sửa mã nguồn]

Thuốc chống trầm cảm trở thành thuốc kê đơn vào những năm 1950. Theo ước tính có hơn 50 đến 100 cá nhân trên một triệu sử dụng những thuốc mới điều trị trầm cảm. Các công ty dược phẩm không thấy triển vọng kinh doanh ở thị trường nhỏ vé này. Doanh số bán hàng của thuốc chống trầm cảm trong suốt những năm 1960 duy trì thấp so với doanh số của thuốc an thần khác.[12] chúng được tiếp thị sử dụng cho mục đích khác.[13] Imipramine vẫn được sử dụng phổ biến và nhiều thế hệ sau đã được giới thiệu. Việc sử dụng thuốc ức chế monoamine oxidase(MAOI) gia tăng sau khi dạng thuốc thuận nghịch được phát triển và giới thiệu, chúng chỉ tác dụng trên loại MAO-A, do dó thuốc trở nên an toàn hơn khi sử dụng.[13][14]

vào những năm 1960, Người ta nhận thấy cơ chế tác dụng của nhóm chống trầm cảm ba vòng là ức chế tái hấp thunorepinephrine. Tuy nhiên, tái hấp thu norepinephrine trở nên liên quan đến tác dụng kích thích. nhóm chống trầm cảm ba vòng thế hệ sau được cho là có ảnh lên serotonin được đưa ra vào năm 1969 bởi Carlsson và Lindqvist cũng như là Lapin và Oxenkrug.

Các nhà nghiên cứu đã bắt đầu quá trình thiết kế thuốc để cô lập các dẫn chất kháng histamine có hệ thống chọn lọc mục tiêu. Chất đầu tiên được cấp bản quyền là zimelidine vào năm 1971, Trong khi các thuốc được thử lâm sàng đầu tiên là indalpine. Fluoxetineđược Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp nhận đưa thị trường Mỹ vào năm 1988, trở thành thuốc SSRI đầu tiên. Fluoxetin được phát triển tại tập đoàn dược phẩm Eli Lilly and Company vào đầu những năm 1970 bởi Bryan Molloy, Klaus Schmiegel, David Wong và các cộng sự.[15][16] SSRIs được biết đến như “thuốc chống trầm cảm thế hệ mới” cùng với các nhóm thuốc mới như SNRIs và NRIs có tác dụng chọn lọc và đa dạng.[17]

St John’s wort bị loại ra ở hầu hết các quốc gia trong suốt thế kỉ 19 and 20, ngoại trừ Đức, nơi mà cao chiết của Hypericum cuối cùng cũng được cấp phép, đóng gói và kê đơn. Những thử nghiệm nhỏ được thực hiện trong những năm 1970 và 1980, và được chú ý hơn vào những năm 1990 nhờ một nghiên cứu meta-analysis.[18] Hiện nay, thuốc này vẫn được sử dụng như là một thuốc không kê đơn (OTC) tại nhiều quốc gia. Nghiên cứu vẫn được tiếp tục để tìm hiểu về thành phần hoạt tính hyperforin và làm sáng tỏ cơ chế hoạt động của chúng.[19][20]

Tác dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Một số thuốc chống trầm cảm (SSRI và SNRI) làm tăng các chất kích thích hoạt động thần kinh trong não, trong khi một số khác (TCTC 3 vòng và MAOI) làm kéo dài hoạt động của những chất này. Thuốc chống trầm cảm được dùng ít nhất 10 ngày mới có hiệu quả và sau 8 tuần mới có tác dụng hoàn toàn.

Tác dụng phụ[sửa | sửa mã nguồn]

Phần lớn các thuốc chống trầm cảm gây khô miệng, rối loạn thị giác, chóng mặt, ngủ gà, táo bón, tiểu khó. Các triệu chứng này có thể gia tăng khi điều trị lâu dài. Dùng quá liều có thể gây rối loạn nhịp tim, co giật, hôn mê, có khi chết.

Các thuốc kê đơn thông dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Structural formula of the SSRIescitalopram, in its free base form.

Hoa kỳ: Các thuốc chống trầm cảm được kê đơn phổ biến được đưa ra thị trường năm 2010[21] là:

Sertraline Zoloft SSRI 33,409,838
Citalopram Celexa SSRI 27,993,635
Fluoxetine Prozac SSRI 24,473,994
Escitalopram Lexapro SSRI 23,000,456
Trazodone Desyrel SARI 18,786,495
Duloxetine Cymbalta SNRI 14,591,949
Paroxetine Paxil SSRI 12,979,366
Amitriptyline Elavil TCA 12,611,254
Venlafaxine XR Effexor XR SNRI 7,603,949
Bupropion XL Wellbutrin NDRI 7,317,814
Mirtazapine Remeron TeCA 6,308,288
Venlafaxine ER Effexor SNRI 5,526,132
Bupropion SR NDRI 4,588,996
Desvenlafaxine Pristiq SNRI 3,412,354
Nortriptyline Sensoval TCA 3,210,476
Bupropion ER NDRI 3,132,327
Venlafaxine Effexor SNRI 2,980,525
Bupropion Wellbutrin XL NDRI 753,516

Cộng hòa liên bang Đức: thuốc chống trầm cảm được kê đơn phổ biến nhất tại Đức được báo cáo là cao chiết xuất của Hypericum perforatum (St John’s wort).[22]

Hà lan: Tại Hà lan, paroxetine, đưa ra thị trường với tên Seroxat là thuốc chống trầm cảm được kê đơn phổ biến nhất, theo sau là các thuốc thuộc nhóm chống trầm cảm ba vòng amitriptyline, citalopram  venlafaxine.[23]

Nhóm thuốc MAOIs hiệu quả như nhóm chống trầm cảm ba vòng, Dù vậy nhóm thuốc MAOIs vẫn ít được sử dụng hơn bởi vì chúng có nhiều tác dụng phụ và bị tuơng tác nhiều hơn so với nhóm chống trầm cảm ba vòng.

Biểu hiện của bệnh trầm cảm và cách điều trị

Các biểu hiện của bệnh trầm cảm là cảm giác do dự, không chắc chắn, tiêu chuẩn và đòi hỏi cao, yêu cầu cao với người khác và với chính mình, dễ bị tổn thương, khó thay đổi những thói quen cũ dù không còn phù hợp, luôn ở tình trạng mệt mỏi, ủ rủ và căng thẳng, rất dễ tức giận và nổi nóng, không có hứng thú làm bất cứ chuyện gì. Luôn có ý nghĩ tiêu cực về bản thân, và người khác, cảm giác tuyệt vọng không còn lối thoát, không còn niềm tin vào bản thân và tương lai. 

Ngoài ra còn có các biểu hiện thân thể khác đi kèm như kém ăn, mất cảm giác ngon miệng, mất ngủ, tăng hay giảm kí bất thường, thường có cảm giác đau nhức nhiều vùng ở cơ thể, điển hình là cảm giác tức ngực. 

Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm: 

+ Trầm cảm nội sinh (còn gọi là trầm cảm chưa rõ nguyên nhân) : Có nhiều giả thuyết cho là do di truyền, miễn dịch, môi trường sống và yếu tố xã hội… nhưng chưa có giả thuyết nào có tính thuyết phục. 

+ Trầm cảm do stress : Chẳng hạn như khi mất việc làm, những mâu thuẫn trong cơ quan hoặc gia đình, con cái hư hỏng, thất bại trong hôn nhân, thất bại trong công việc, bị sụp đổ lòng tin hoặc có người thân chết đột ngột… 

+ Trầm cảm do các bệnh thực tổn : sau chấn thương sọ não, sau tai biến mạch máu não hoặc xơ vữa động mạch não, các bệnh nan y như ung thư, lao, phong… 

Dấu hiệu của bệnh trầm cảm: 

1 – Mất ngủ : khó vào giấc ngủ, hay thức giấc giữa đêm không ngủ được nữa, hoặc thức dậy từ 2 – 3 giờ sáng kèm theo bồn chồn khó chịu (có khi ngủ nhiều quá mức). 

2 – Chán ăn : ăn ít, ăn không ngon, không thích ăn, sợ ăn (có khi ăn nhiều quá mức), không ăn, sút cân. 

3 – Ngại giao tiếp với người khác, trở nên ít nói bất thường, lười vận động. 

4 – Cảm thấy bốn chồn lo âu, đứng ngồi không yên, đau đầu, đau mỏi toàn thân, đau ngực, táo bón, sợ lạnh. 

5 – Cảm thấy mệt mỏi, suy nghĩ chậm chạp, buồn rầu, mất hứng thú làm việc, mất hứng thú giải trí hàng ngày (thể thao, xem tivi, sách báo, phim…). Cảm thấy xung quanh buồn rầu ảm đạm, thời gian kéo dài lê thê. 

6 – Bi quan lo lắng về tương lai cho bản thân và gia đình, sợ điều xấu xảy ra cho bản thân và gia đình. 

7 – Nghĩ rằng mình không xứng đáng với bản thân và xung quanh. Cho rằng mình phạm nhiều khuyết điểm, tội lỗi, không muốn tiếp xúc với ai. 

8 – Nghĩ rằng mình không xứng đáng được ăn, không xứng đáng được sống, cho rằng mình là gánh nặng cho mọi người. 

9 – Có ý nghĩ chết chóc, muốn tự sát bằng thuốc ngủ, treo cổ, nhảy lầu, đâm vào xe… hay đã có lần tự sát. 

10 – Giảm khả năng tập trung, do dự và giảm hay rất thèm muốn quan hệ tình dục. 

Để trị được bệnh trầm cảm, bạn cần thực hiện những việc sau : 

– Bạn tránh cảm giác chán đời, bạn nên cố gắng đừng để cho mình quá rảnh rỗi; nên tạo cơ hội cho mình bận rộn bằng việc gia chánh, thêm việc ở cơ quan hoặc học thêm… Cũng rất nên đi chơi, giải trí với loại hình nghề thuật mà mình không chán. 

1, Bạn hãy lấy một tờ giấy trắng, kẻ một đường dọc chia đôi. Bên trái hãy viết tất cả những gì bạn lo lắng thành từng mục một. Bên phải là những nguyên nhân gây ra cảm giác đó. Chẳng hạn ngủ trằn trọc. Nguyên nhân: Tôi vẫn nghĩ đến việc…Hãy nêu luận điểm chứng cớ cho thấy tại sao như vậy là không đúng và hãy viết chúng ra. 

2, Để thay đổi những việc ưu tiên làm, hãy nghĩ ra mục tiêu mới, lý thú, nhưng có thể thực hiện được. Chẳng hạn ngày nghỉ đi thăm bạn gái ở thành phố khác hay mua một bộ quần áo thể thao. Hãy mô tả cụ thể từng bước thực hiện một. 

3, Trầm cảm lúc đổi mùa, chính là thời điểm bạn cần bắt đầu mọi việc từ đầu. Hãy thay đổi trình tự công việc : bắt đầu đến bể bơi, bổ sung thêm khoản đi bộ vào buổi tối bất chấp mưa hay nắng… 

4, Mỗi ngày hãy tạo cho bản thân và người nhà một niềm vui nho nhỏ: mua vé đi xem phim, tặng một cuốn sách mới, làm đầu mới, món ăn mới… 

5, Ngày nghỉ hãy ngủ thêm một chút, tắm bằng nước lá thơm, đi làm đầu… 

6, Hãy thay đổi một điều gì đó trong căn hộ : kê lại đồ gỗ thay rèm cửa, thay thảm, đặt lại chậu hoa cảnh… 

7, Từ tối hôm trước hãy chuẩn bị kế hoạch chi tiết cho ngày hôm sau, cố gắng để có những khoảng thời gian rỗi. 

8, Hãy mời bạn thân đi tiệm cà phê hay về nhà, hãy tâm sự hết những nỗi niềm của mình, thậm chí hãy cùng khóc cho đến khi bật cười. 

9, Hãy nhớ rằng có khi bạn uống một số loại thuốc cũng gây ra tâm trạng vui buồn thất thường, ví dụ như thuốc ngừa thai. Có thể nên thay thế bằng loại thuốc khác. Nếu những biện pháp đó không có tác dụng thì hãy đến gặp bác sỹ liệu pháp tâm lý. 

10, Về dinh dưỡng vào lúc giao mùa, hãy bổ sung vitamin tránh chế độ ăn nghèo calo, đồ béo, đồ ngọt, không uống chè và cà phê đặc… 

Trường hợp của bạn, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ xem đau đầu do nguyên nhân gì và bạn thực hiện cách làm việc và nghỉ ngơi hợp lý nhé. 

Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo – không tự ý chữa bệnh theo thông tin này) 
Chúc bạn thành công.