Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Fluoxetine (Prozac), an SSRI

The chemical structure ofvenlafaxine (Effexor), an SNRI

Thuốc chống trầm cảm (antidepressant) được khám phá trong thập niên 1950 và qua nhiều năm nghiên cứu và ứng dụng trong y học, trở thành một trong những loại thuốc thông dụng nhất hiện nay. Thuốc chống trầm cảm được sử dụng để điều trị rối loạn trầm cảm và một số bệnh khác như: dysthymia, anxiety disorders, obsessive compulsive disorder, Rối loạn ăn uống, chronic pain, neuropathic pain and, in some cases, dysmenorrhoea, snoring,migraines, Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), substance abuse  sleep disorders. Chúng có thể được sử dụng đơn liều hoặc kết hợp với các nhóm thuốc khác.

Các nhóm thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng bao gồm: thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs), thuốc ức chế tái hấp thu serotonin–norepinephrine (SNRIs), thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs) and thuốc ức chế enzyme monoamine oxidase (MAOIs). Ngoài ra còn một số thuốc có thể sử dụng như buprenorphine.[1] tryptophan,[2] low-dose antipsychotics,[3] St John’s wort and benzodiazepines, which can improve the short-term response of antidepressants when used together but carry a risk of physical dependence with reduced effect over time as well as withdrawal symptoms.[4]

Một số liệu pháp điều trị không cần thuốc như:tâm lý trị liệu, sock điện, châm cứu, thể dục[5]

Có khoảng 30 loại thuốc chống trầm cảm, phần lớn nằm vào một trong 4 loại sau:

  • Tricyclics (thuốc chống trầm cảm ba vòng)
  • MAOIs (thuốc ức chế enzyme Monoamine oxidase)
  • SSRIs (thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc trên Serotonin)
  • SNRIs (thuốc ức chế tái hấp thu trên Serotonin và Noradrenaline)

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trước thập niên 50, nhóm thuốc gây nghiện opioic  amphetamines là những thuốc thông thường sử dụng điều trị bệnh trầm cảm. Sau khi các nhóm này bị quản lý chặt chẽ do nhiều tác dụng phụ và gây nghiện.[6] Cao chiết từ thực vật St John’s wort cũng có thể sử dụng như “thuốc bổ thần kinh” để làm giảm nhẹ triệu chứng bệnh trầm cảm.[7]

Isoniazid, iproniazid, imipramine[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1951, Irving Selikoff  Edward Robitzek, làm việc cho bệnh viện Sea View Hospital trên đảo Staten Island, đã bắt đầu thử nghiệm lâm sàng với thuốc kháng lao của hãng Hoffman-LaRoche  isoniazid  iproniazid trên những bệnh nhân có tiên lượng xấu. Kết quả là tinh thần bệnh nhân được cải thiện hơn và họ chấp hành kỉ luật hơn.”[8] Triển vọng từ ca thử lâm sàng trên đã tạo ra dư luận sôi nổi.

Năm 1952, Khi nghiên cứu tác dụng phụ gây kích động của isoniazid, bác sĩ tâm thần Max Lurie thử nghiệm trên các bệnh nhân. Trong những năm sau đó, Max Lurie và Harry Salzer ghi nhận rằng isoniazid cải thiện được tình trạng trầm cảm ở 2 phần 3 bệnh nhân của họ và đặt ra khái niệm chống trầm cảm.[9] Một sự kiện tương tự cũng xảy ra ở Paris, Ở đây Jean Delay, trưởng khoa tâm thần tại bệnh viện Sainte-Anne Hospital tiếp nhận thông tin về tác dụng này từ các đồng nghiệp là bác sĩ phổi tại bệnh viện Cochin Hospital. Năm 1952, trước Lurie và Salzer, Delay đã ghi nhận ảnh hưởng có lợi của isoniazid trên bệnh nhân trầm cảm tại khu dân cư Jean-Francois Buisson.[10] Vì độc hại của iproniazid nên tác dụng chống trầm cảm của chúng ít được quan tam,[9] Mặc dù chúng vẫn còn được sử dụng điều trị bệnh lao]]. Cơ chế chống trầm cảm của isoniazid vẫn chưa rõ. Nhưng có thể suy đoán rằng là do ức chế diamine oxidase, kèm theo ức chế yếu monoamine oxidase A.[11]

Thế hệ thuốc chống trầm cảm thứ 2[sửa | sửa mã nguồn]

Thuốc chống trầm cảm trở thành thuốc kê đơn vào những năm 1950. Theo ước tính có hơn 50 đến 100 cá nhân trên một triệu sử dụng những thuốc mới điều trị trầm cảm. Các công ty dược phẩm không thấy triển vọng kinh doanh ở thị trường nhỏ vé này. Doanh số bán hàng của thuốc chống trầm cảm trong suốt những năm 1960 duy trì thấp so với doanh số của thuốc an thần khác.[12] chúng được tiếp thị sử dụng cho mục đích khác.[13] Imipramine vẫn được sử dụng phổ biến và nhiều thế hệ sau đã được giới thiệu. Việc sử dụng thuốc ức chế monoamine oxidase(MAOI) gia tăng sau khi dạng thuốc thuận nghịch được phát triển và giới thiệu, chúng chỉ tác dụng trên loại MAO-A, do dó thuốc trở nên an toàn hơn khi sử dụng.[13][14]

vào những năm 1960, Người ta nhận thấy cơ chế tác dụng của nhóm chống trầm cảm ba vòng là ức chế tái hấp thunorepinephrine. Tuy nhiên, tái hấp thu norepinephrine trở nên liên quan đến tác dụng kích thích. nhóm chống trầm cảm ba vòng thế hệ sau được cho là có ảnh lên serotonin được đưa ra vào năm 1969 bởi Carlsson và Lindqvist cũng như là Lapin và Oxenkrug.

Các nhà nghiên cứu đã bắt đầu quá trình thiết kế thuốc để cô lập các dẫn chất kháng histamine có hệ thống chọn lọc mục tiêu. Chất đầu tiên được cấp bản quyền là zimelidine vào năm 1971, Trong khi các thuốc được thử lâm sàng đầu tiên là indalpine. Fluoxetineđược Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp nhận đưa thị trường Mỹ vào năm 1988, trở thành thuốc SSRI đầu tiên. Fluoxetin được phát triển tại tập đoàn dược phẩm Eli Lilly and Company vào đầu những năm 1970 bởi Bryan Molloy, Klaus Schmiegel, David Wong và các cộng sự.[15][16] SSRIs được biết đến như “thuốc chống trầm cảm thế hệ mới” cùng với các nhóm thuốc mới như SNRIs và NRIs có tác dụng chọn lọc và đa dạng.[17]

St John’s wort bị loại ra ở hầu hết các quốc gia trong suốt thế kỉ 19 and 20, ngoại trừ Đức, nơi mà cao chiết của Hypericum cuối cùng cũng được cấp phép, đóng gói và kê đơn. Những thử nghiệm nhỏ được thực hiện trong những năm 1970 và 1980, và được chú ý hơn vào những năm 1990 nhờ một nghiên cứu meta-analysis.[18] Hiện nay, thuốc này vẫn được sử dụng như là một thuốc không kê đơn (OTC) tại nhiều quốc gia. Nghiên cứu vẫn được tiếp tục để tìm hiểu về thành phần hoạt tính hyperforin và làm sáng tỏ cơ chế hoạt động của chúng.[19][20]

Tác dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Một số thuốc chống trầm cảm (SSRI và SNRI) làm tăng các chất kích thích hoạt động thần kinh trong não, trong khi một số khác (TCTC 3 vòng và MAOI) làm kéo dài hoạt động của những chất này. Thuốc chống trầm cảm được dùng ít nhất 10 ngày mới có hiệu quả và sau 8 tuần mới có tác dụng hoàn toàn.

Tác dụng phụ[sửa | sửa mã nguồn]

Phần lớn các thuốc chống trầm cảm gây khô miệng, rối loạn thị giác, chóng mặt, ngủ gà, táo bón, tiểu khó. Các triệu chứng này có thể gia tăng khi điều trị lâu dài. Dùng quá liều có thể gây rối loạn nhịp tim, co giật, hôn mê, có khi chết.

Các thuốc kê đơn thông dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Structural formula of the SSRIescitalopram, in its free base form.

Hoa kỳ: Các thuốc chống trầm cảm được kê đơn phổ biến được đưa ra thị trường năm 2010[21] là:

Sertraline Zoloft SSRI 33,409,838
Citalopram Celexa SSRI 27,993,635
Fluoxetine Prozac SSRI 24,473,994
Escitalopram Lexapro SSRI 23,000,456
Trazodone Desyrel SARI 18,786,495
Duloxetine Cymbalta SNRI 14,591,949
Paroxetine Paxil SSRI 12,979,366
Amitriptyline Elavil TCA 12,611,254
Venlafaxine XR Effexor XR SNRI 7,603,949
Bupropion XL Wellbutrin NDRI 7,317,814
Mirtazapine Remeron TeCA 6,308,288
Venlafaxine ER Effexor SNRI 5,526,132
Bupropion SR NDRI 4,588,996
Desvenlafaxine Pristiq SNRI 3,412,354
Nortriptyline Sensoval TCA 3,210,476
Bupropion ER NDRI 3,132,327
Venlafaxine Effexor SNRI 2,980,525
Bupropion Wellbutrin XL NDRI 753,516

Cộng hòa liên bang Đức: thuốc chống trầm cảm được kê đơn phổ biến nhất tại Đức được báo cáo là cao chiết xuất của Hypericum perforatum (St John’s wort).[22]

Hà lan: Tại Hà lan, paroxetine, đưa ra thị trường với tên Seroxat là thuốc chống trầm cảm được kê đơn phổ biến nhất, theo sau là các thuốc thuộc nhóm chống trầm cảm ba vòng amitriptyline, citalopram  venlafaxine.[23]

Nhóm thuốc MAOIs hiệu quả như nhóm chống trầm cảm ba vòng, Dù vậy nhóm thuốc MAOIs vẫn ít được sử dụng hơn bởi vì chúng có nhiều tác dụng phụ và bị tuơng tác nhiều hơn so với nhóm chống trầm cảm ba vòng.

Biểu hiện của bệnh trầm cảm và cách điều trị

Các biểu hiện của bệnh trầm cảm là cảm giác do dự, không chắc chắn, tiêu chuẩn và đòi hỏi cao, yêu cầu cao với người khác và với chính mình, dễ bị tổn thương, khó thay đổi những thói quen cũ dù không còn phù hợp, luôn ở tình trạng mệt mỏi, ủ rủ và căng thẳng, rất dễ tức giận và nổi nóng, không có hứng thú làm bất cứ chuyện gì. Luôn có ý nghĩ tiêu cực về bản thân, và người khác, cảm giác tuyệt vọng không còn lối thoát, không còn niềm tin vào bản thân và tương lai. 

Ngoài ra còn có các biểu hiện thân thể khác đi kèm như kém ăn, mất cảm giác ngon miệng, mất ngủ, tăng hay giảm kí bất thường, thường có cảm giác đau nhức nhiều vùng ở cơ thể, điển hình là cảm giác tức ngực. 

Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm: 

+ Trầm cảm nội sinh (còn gọi là trầm cảm chưa rõ nguyên nhân) : Có nhiều giả thuyết cho là do di truyền, miễn dịch, môi trường sống và yếu tố xã hội… nhưng chưa có giả thuyết nào có tính thuyết phục. 

+ Trầm cảm do stress : Chẳng hạn như khi mất việc làm, những mâu thuẫn trong cơ quan hoặc gia đình, con cái hư hỏng, thất bại trong hôn nhân, thất bại trong công việc, bị sụp đổ lòng tin hoặc có người thân chết đột ngột… 

+ Trầm cảm do các bệnh thực tổn : sau chấn thương sọ não, sau tai biến mạch máu não hoặc xơ vữa động mạch não, các bệnh nan y như ung thư, lao, phong… 

Dấu hiệu của bệnh trầm cảm: 

1 – Mất ngủ : khó vào giấc ngủ, hay thức giấc giữa đêm không ngủ được nữa, hoặc thức dậy từ 2 – 3 giờ sáng kèm theo bồn chồn khó chịu (có khi ngủ nhiều quá mức). 

2 – Chán ăn : ăn ít, ăn không ngon, không thích ăn, sợ ăn (có khi ăn nhiều quá mức), không ăn, sút cân. 

3 – Ngại giao tiếp với người khác, trở nên ít nói bất thường, lười vận động. 

4 – Cảm thấy bốn chồn lo âu, đứng ngồi không yên, đau đầu, đau mỏi toàn thân, đau ngực, táo bón, sợ lạnh. 

5 – Cảm thấy mệt mỏi, suy nghĩ chậm chạp, buồn rầu, mất hứng thú làm việc, mất hứng thú giải trí hàng ngày (thể thao, xem tivi, sách báo, phim…). Cảm thấy xung quanh buồn rầu ảm đạm, thời gian kéo dài lê thê. 

6 – Bi quan lo lắng về tương lai cho bản thân và gia đình, sợ điều xấu xảy ra cho bản thân và gia đình. 

7 – Nghĩ rằng mình không xứng đáng với bản thân và xung quanh. Cho rằng mình phạm nhiều khuyết điểm, tội lỗi, không muốn tiếp xúc với ai. 

8 – Nghĩ rằng mình không xứng đáng được ăn, không xứng đáng được sống, cho rằng mình là gánh nặng cho mọi người. 

9 – Có ý nghĩ chết chóc, muốn tự sát bằng thuốc ngủ, treo cổ, nhảy lầu, đâm vào xe… hay đã có lần tự sát. 

10 – Giảm khả năng tập trung, do dự và giảm hay rất thèm muốn quan hệ tình dục. 

Để trị được bệnh trầm cảm, bạn cần thực hiện những việc sau : 

– Bạn tránh cảm giác chán đời, bạn nên cố gắng đừng để cho mình quá rảnh rỗi; nên tạo cơ hội cho mình bận rộn bằng việc gia chánh, thêm việc ở cơ quan hoặc học thêm… Cũng rất nên đi chơi, giải trí với loại hình nghề thuật mà mình không chán. 

1, Bạn hãy lấy một tờ giấy trắng, kẻ một đường dọc chia đôi. Bên trái hãy viết tất cả những gì bạn lo lắng thành từng mục một. Bên phải là những nguyên nhân gây ra cảm giác đó. Chẳng hạn ngủ trằn trọc. Nguyên nhân: Tôi vẫn nghĩ đến việc…Hãy nêu luận điểm chứng cớ cho thấy tại sao như vậy là không đúng và hãy viết chúng ra. 

2, Để thay đổi những việc ưu tiên làm, hãy nghĩ ra mục tiêu mới, lý thú, nhưng có thể thực hiện được. Chẳng hạn ngày nghỉ đi thăm bạn gái ở thành phố khác hay mua một bộ quần áo thể thao. Hãy mô tả cụ thể từng bước thực hiện một. 

3, Trầm cảm lúc đổi mùa, chính là thời điểm bạn cần bắt đầu mọi việc từ đầu. Hãy thay đổi trình tự công việc : bắt đầu đến bể bơi, bổ sung thêm khoản đi bộ vào buổi tối bất chấp mưa hay nắng… 

4, Mỗi ngày hãy tạo cho bản thân và người nhà một niềm vui nho nhỏ: mua vé đi xem phim, tặng một cuốn sách mới, làm đầu mới, món ăn mới… 

5, Ngày nghỉ hãy ngủ thêm một chút, tắm bằng nước lá thơm, đi làm đầu… 

6, Hãy thay đổi một điều gì đó trong căn hộ : kê lại đồ gỗ thay rèm cửa, thay thảm, đặt lại chậu hoa cảnh… 

7, Từ tối hôm trước hãy chuẩn bị kế hoạch chi tiết cho ngày hôm sau, cố gắng để có những khoảng thời gian rỗi. 

8, Hãy mời bạn thân đi tiệm cà phê hay về nhà, hãy tâm sự hết những nỗi niềm của mình, thậm chí hãy cùng khóc cho đến khi bật cười. 

9, Hãy nhớ rằng có khi bạn uống một số loại thuốc cũng gây ra tâm trạng vui buồn thất thường, ví dụ như thuốc ngừa thai. Có thể nên thay thế bằng loại thuốc khác. Nếu những biện pháp đó không có tác dụng thì hãy đến gặp bác sỹ liệu pháp tâm lý. 

10, Về dinh dưỡng vào lúc giao mùa, hãy bổ sung vitamin tránh chế độ ăn nghèo calo, đồ béo, đồ ngọt, không uống chè và cà phê đặc… 

Trường hợp của bạn, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ xem đau đầu do nguyên nhân gì và bạn thực hiện cách làm việc và nghỉ ngơi hợp lý nhé. 

Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo – không tự ý chữa bệnh theo thông tin này) 
Chúc bạn thành công.